Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Duy Điếm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Alphama Tool, General fixes
clean up, replaced: → using AWB
Dòng 11:
Cuối năm 1929, ông được phân công sang [[Xiêm]] gặp [[Hồ Chí Minh|Nguyễn Ái Quốc]] để báo cáo tình hình và xin giải pháp thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Theo tiểu sử công bố hiện nay, đầu năm 1930, ông lâm bệnh nặng và mất ở Xiêm.
 
Tuy nhiên, nhân vật này đã được đưa vào phim ''Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông'', bối cảnh năm 1931 - 1933. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan, nguyên Giám đốc Bảo tàng Thông tin, nguyên cán bộ nghiên cứu Viện Hồ Chí Minh người phê phán bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, thì việc hư cấu trong phim đã đẩy bộ phim tới chỗ xuyên tạc, bôi xấu lịch sử. Chẳng hạn, nhân vật Lê Duy Điếm là học viên lớp đào tạo cán bộ Quảng Châu, hoạt động ở vùng đông bắc Thái Lan, sau đó mất năm 1929. Trong phim, nhân vật này được cho hoạt động cùng Nguyễn Ái Quốc, đóng vai trò quan trọng trong cuộc giải cứu Người ở Hồng Kông vào thời điểm… 1931? Một mặt, phim "dựng dậy" một người đã khuất, phần kia làm giảm giá trị của luật sư Lô-dơ-bi<ref>http://thethaovanhoa.vn/133N20110913154103759T0/loi-thoat-hay-gia-treo-co-bai-ket.htm</ref>.
 
Trong bộ phim này diễn viên Hoàng Phúc đóng vai Lê Duy Điếm. Theo báo chí, ''nhân vật có thật nhưng sử sách ghi lại là ông Lê Duy Điếm, người bảo vệ Bác Hồ ở Hong Kong. Cũng như Trọng Hải, khi bất ngờ được mời đóng vai Lê Duy Điếm trong phim Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong, anh đã vội vã lùng sục khắp nơi tìm tư liệu về nhân vật nhưng tuyệt nhiên không thấy ở đâu có. Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, sau nhiều cố gắng đã đưa cho anh một tấm hình chân dung và nói: "'''Đó là một nhân vật có thật nhưng vì tuyệt mật nên không thể lộ ra được'''". Qua bức chân dung cũ úa vàng, Hoàng Phúc chỉ cảm nhận đây là một người tóc chải hai mái và gương mặt toát lên vẻ trí thức.''<ref>http://vnexpress.net/gl/van-hoa/2003/11/3b9cda47/</ref>