Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Tiểu La”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thân thế và sự nghiệp: clean up, replaced: chánh → chính using AWB
→‎Thân thế và sự nghiệp: clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 2:
 
==Thân thế và sự nghiệp==
'''Nguyễn Tiểu La''' còn có tên là '''Nguyễn Hàm''', tự là ''Triết Phu'', hiệu là ''Nam Thạnh'', sau đổi thành '''Tiểu La''', nên thường được người đời quen gọi là '''Tiểu La Nguyễn Thành''', hay '''Tiểu La Thành''', hay '''Nguyễn Tiểu La'''. Ngoài ra, ông còn được gọi là '''Ấm Hàm.'''
 
Ông sinh năm 1863, tại làng Thạnh Mỹ, phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh, xã Bình Quý, huyện [[Thăng Bình]], tỉnh [[Quảng Nam]]), trong một gia đình theo [[Nho giáo]].
Dòng 14:
Sau khi Pháp chiếm lại thành tỉnh [[Quảng Nam]], họ đưa quân đi càn quét vào các huyện, xã; Nguyễn Thành đã cho cho quân mai phục, đánh thắng nhiều trận, uy tín được nâng cao. Phó bảng [[Nguyễn Duy Hiệu]] giao cho ông chức Tán Tương quân vụ kiêm Thượng Biện tỉnh vụ và khi Án Nại hy sinh tại mặt trận Phú Thượng, ông được chỉ định thay thế; nghĩa binh dưới quyền chỉ huy của ông đã mở nhiều trận đột kích vào [[Đà Nẵng]].
 
Năm 1887, khi phong trào Nghĩa Hội bị thất bại, Nguyễn Thành vẫn tiếp tục tổ chức chiến đấu. Viên quan [[nhà Nguyễn]] thân Pháp là [[Nguyễn Thân]] tìm cách bắt sống ông, sau đó tìm mọi cách mua chuộc nhưng không thành, bèn kết án quản thúc ông tại quê nhà. Tuy nhiên, ông vẫn tìm cách bí mật hoạt động. Tại sơn trang Nam Thạnh, ông liên lạc với các văn nhân, sĩ phu yêu nước trong tỉnh và cả nước, chờ thời cơ giúp dân, cứu nước.
 
Năm 1903, Phan Bội Châu đã đến sơn trang để tìm gặp Nguyễn Thành. Năm 1904, Hội nghị thành lập [[Duy Tân hội]] đã diễn ra tại đây, ông là một trong những người có công lớn trong việc sáng lập và tổ chức Duy Tân hội. Sau khi Phan Bội Châu sang [[Nhật Bản|Nhật]], Nguyễn Thành bí mật hoạt động ở trong nước, ông vận động kinh phí, đưa thanh niên ra nước ngoài du học để chuẩn bị lực lượng cứu nước.