Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 185:
 
=== Tĩnh Khang chi biến ===
Đầu thế kỷ 11, Tống Chân Tông vạch ra Thiền Uyên chi minh, để đối phó mặt phía bắc giáp với triều Liêu, sau khi Liêu xua quân nam hạ, tấn công tới Thiền Châu. Tiếng là quân Tống thắng trận, nhưng mỗi năm phải tiến cống bạc, lụa, trà và tiền với một số lượng khổng lồ. Dưới thời Tống Nhân Tông, người Liêu lại muốn động binh, vấp phải Địch Thanh nên không đánh, chỉ sai sứ sang đòi tăng thêm khoản cống nộp với tên gọi là "nạp" chứ không phải "ban". Tuy Tống Nhân Tông lợi dụng dịp tốt này để khiến Liêu và Tây Hạ trở mặt, nhưng mối thù giữa Tống và Liêu ngày càng chồng chất. Chính con trai của Dương Diên Chiêu, tướng Dương Văn Quảng cũng đã từng dâng vua Tống Thần Tông những sách lược để thu phục Yên Vân thập lục châu từ tay Liêu, nhưng Tống vẫn không có cơ hội.
 
Khoản thời gian Tống Triết Tông tại vị, Tây Hạ thua trận quân Tống, không dám manh động. Liêu Thiên Tộ Đế bỏ bê chính sự, lại xúc phạm người Nữ Chân, phạm phải sai lầm vớiHoàn Nhan A Cốt Đả, khiến người Nữ Chân khởi binh. Tống Huy Tông nhân cơ hội này mà liên kết với người Nữ Chân, lập ra Hải Thượng chi minh, cùng hợp sức đối kháng quân Liêu.
 
Khi triều Liêu đã mất Thượng Kinh và Trung Đô, bị buộc phải nam dời, Đồng Quán và Thái Kinh cung thỉnh được đánh Liêu để lấy Yên Vân thập lục châu. Người Liêu thấy quân Tống, đã định xin hàng, nhưng Thái Kinh và Đồng quán kiêu căng tự đắc, xem thường người Liêu, lại đánh tới cùng. Người Liêu tuyệt vọng, cùng cực, đánh tan quân Tống. Tuy quân Tống chiếm được Yên Kinh nhưng lúc này tướng Tống là Lưu Cáp phải cầu cứu quân Kim. U Châu mấy chốc lại tràn đầy chiến sự giữa quân Tống và tàn quân Liêu.
 
Khi Lưu Cáp và Nhạc Phi tới trại quân Kim, Hoàn Nhan Niêm Hãn không tiếc lời sỉ nhục người Tống. Tuy vậy, quân Kim vẫn khởi binh tiến đánh, nhưng đánh dẹp quân Liêu rồi thì lại chiếm luôn Yên Kinh.
 
Người Nữ Chân khinh thường nhà Tống có mười vạn quân hơn mà không đánh nổi quân Liêu, chê cười nhà Tống yếu ớt. Kim Thái Tông lúc đầu chẳng màng đến nhà Tống, tuy nhiên sau lại thấy nhà Tống lỏng lẻo, muốn có ý đánh Tống.
 
Người Nữ Chân liên tục ra yêu sách và yêu cầu đối với triều Tống. Tống Huy Tông muốn cầu an, đáp ứng các yêu cầu của người Kim. Khoảng thời gian này, Tống cũng ngầm kêu gọi người Khiết Đan phản Kim hàng Tống. Tướng Trương Giác từng theo Kim nay phản Kim hàng Tống, quy phục cả một khu vực lớn phía bắc Yên Vân cho Tống. Người Kim muốn đánh, nhưng Trương Giác có kỵ binh Khiết Đan và viện quân Tống nên đánh bại quân Kim. Quân Kim dồn quân đánh nốt, khiến cho triều Tống khuynh đảo. Rốt cuộc để yên bề biên cương, năm 1123, vua Tống trảm Trương Giác rồi cầu an với quân Kim. Tống-Kim từ đó đã không còn quan hệ tốt đẹp, bản thân Kim Thái Tông thấy Tống đã suy yếu, cũng đã muốn xâm lược đến nơi.
 
Hai năm sau khi Trương Giác bị hành hình, Kim Thái Tông phái quân nam hạ, lấy cớ Tống phạm phải Hải Thương Chi Minh. Người Nữ Chân vốn là dân tộc du mục, lại vừa trải qua chinh chiến, không ngại gian khó, đánh quân Tống thế như chẻ tre. Toàn cõi phía bắc Đại Tống chỉ còn thành Thái Nguyên và Đại Đồng là chống cự ngoan cường, ngoài ra các thành khác như Bảo Định, Định Châu, Hình Đài và Chính Định không phải bị tuyệt diệt thì cũng đầu hàng. Hoàn Nhan Niêm Hãn tiến thoái lưỡng nan, đánh không nổi thành Thái Nguyên, tưởng chừng mang hy vọng được cho Đại Tống. Tuy vậy nhưng quân Kim của Hoàn Nhan Tông Bật đã đánh tới chân thành Biện Kinh (Khai Phong).
 
Lúc này Tống Huy Tông quá hoảng sợ mà nhường ngôi cho Triệu Hoàn - Tống Khâm Tông, thân thì lo chạy đến Kim Lăng trú đỡ. Khâm Tông nhút nhát rất sợ người Kim, ngày đêm ăn ngủ không yên. Quân Kim đốc quân đánh thành, ngoại thành nội thành đều thất kinh. Nhiều binh sỹ đào ngũ hy vọng sẽ sống sót qua thảm hoạ diệt vong.
 
Quân Kim vốn chủ lực kỵ binh, không giỏi công thành. Thừa Tướng Lý Cương đốc thúc Cấm Quân, đẩy lùi quân Kim. Biện Kinh coi như giữ vững. Quân Kim đánh thành không xong, liệu đường rút lui về nước, tránh tai hại như trận chiến Thiền Uyên giữa Tống-Liêu năm xưa.
 
Kim Thái Tông lúc này yêu cầu nhà Tống cắt đất Thái Nguyên và gửi con tin qua Thượng Kinh (nay thuộc Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang), cộng thêm khoản chiến phí và tiền cống nộp. Tống Khâm Tông bất chấp lời can gián, vẫn đáp ứng người Kim. Cửu Hoàng Tử Triệu Cấu (vua Tống Cao Tông sau này) qua sứ Kim, còn có Nhạc Phi đi theo làm vệ sỹ.
 
Hoàng tử nước Kim là Hoàn Nhan Tông Bật hay Ngột Truật thấy Triệu Cấu thì kính nể, nhưng Kim Thái Tông thì lo sợ, bởi Triệu Cấu hùng tâm tráng chí, khẩu khí hơn người, Kim Thái Tông lo sợ sau này sẽ thành đại hoạ, do đó mà có ý định giết đi. Chuyện vỡ lở, Triệu Cấu cùng Nhạc Phi và tuỳ tùng chạy về biên giới đất Tống.
 
Lấy cớ triều Tống bội ước, quân Kim nhanh chóng áp đảo và đánh phá tới kinh sư Biện Lương. Lần này thì Triệu Cấu cùng quần thần phải chạy về Kim Lăng để chiêu mộ binh sỹ Cần Vương. Tuy nhiên chưa đầy một tháng thì quân Kim phá thành.
 
Tống Khâm Tông tin rằng người Kim sẽ không bội ước mà đánh, tuy nhiên quân Kim lại đã đến dưới chân thành. Binh tướng Đại Tống khi thấy quân Kim, vẫn hãy còn chưa kịp tin vào mắt mình. Quân Kim đánh thành gấp gáp, quân Tống chưa đánh đã thua. Thành ngoài bị vỡ thì tới thành trong. Quân tràn vào, giết hết người trong thành, lại còn cướp bóc và phá nát Biện Kinh. Khi quân Kim vào tới Hoàng Thành thì Bắc Tống coi như đã chấm dứt.
 
Cha con Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông bị bắt về Thượng Kinh. Năm 1127, Kim Thái Tông phế truất nhị đế, giam lỏng trong tù. Cùng đi với nhị đế còn có hàng trăm văn quan. Các võ tướng một số đầu hàng, bị giết hay xuôi nam theo Triệu Cấu. Một lượng lớn binh sỹ Tống và dân thường vô tội đã bị quân Kim sát hại.
 
Bắc Tống từ đây kể như diệt vong. Người Tống gọi sự kiện này là "Tĩnh Khang Chi Biến".
 
Trương Bang Xương được người Kim lập làm Hoàng Đế bù nhìn để trấn áp người Hán, lấy quốc hiệu là Sở. Mỗi năm Sở phải cung cấp tiền bạc vàng lụa cho Kim.
 
Bắc Tống từ đây diệt vong. Một số cựu thần Bắc Tống chạy xuống phía nam, lập Triệu Cấu lên ngôi, hiệu là Cao Tông, sử gọi đó là nhà Nam Tống.
 
Đối với người Tống đây là một sự nhục nhã to lớn. Người Kim thu được Trung Nguyên, song người Hán thù ghét người Nữ Chân, tổ chức dân quân đánh phá quân Kim. Các tướng Tống lưu vong thì tổ chức giặc cướp, liên tục công kích hay phá trại quân Kim. Thậm chí người Khiết Đan cũng nổi dậy khiến quân Kim bị phân tâm.
 
Chiến tranh Nam Tống và Kim bắt đầu từ sau Tĩnh Khang chi biến.
 
Lúc Tống Cao Tông mới xuống phía nam, lãnh thổ Đại Tống vẫn hãy còn chưa bị mất mát nhiều. Đông tới Hoài Nam, Tây vẫn còn Thiểm Tây. Nhưng sau đó do Cao Tông nhút nhát kéo về Lâm An nên toàn cõi Thiểm và Hoài mất hết. Quân Kim đã có lúc đóng quân ngoài thành Lâm An. Đại Tống nay chỉ còn nửa mảnh giang sơn.
 
=== Nam Tống sụp đổ ===