Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hóa học lượng tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
YurikBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Ajoute: it:Chimica quantistica
DHN-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Tự động sửa văn bản (-[[Category: +[[Thể loại: & -[[Image +[[Hình & -|thumb| +|nhỏ| & -|left| +|trái| & -|right| +|phải| & -Ð +Đ & -mô tả +miêu tả & - , +, )
Dòng 1:
'''Hóa học lượng tử''', còn gọi là '''hóa lượng tử''' là một ngành [[khoa học]] ứng dụng [[cơ học lượng tử]] để giải quyết các vấn đề của [[hóa học]]. Các ứng dụng có thể là miêu tả [[tính chất điện]] của các [[nguyên tử]] và [[phân tử]] liên quan đến các [[phản ứng hóa học]] giữa chúng. Hóa lượng tử nằm ở ranh giới giữa [[hóa học]] và [[vật lý]] do nhiều nhà khoa học thuộc hai lĩnh vực này phát triển.
 
Nền tảng của hóa lượng tử là '''mô hình sóng''' về nguyên tử, coi nguyên tử được tạo thành từ một [[hạt nhân nguyên tử|hạt nhân]] mang [[điện tích]] dương và các [[điện tử]] quay xung quanh. Tuy nhiên, không giống như [[mô hình nguyên tử của Bohr]], các điện tử trong mô hình sóng là các đám mây điện tử chuyển động trên các [[quỹ đạo]] và vị trí của chúng được đặc trưng bởi một [[phân bố xác suất]] chứ không phải là một điểm rời rạc. Để biết được phân bố xác suất, người ta phải giải [[phương trình Schrodinger]]. Điểm mạnh của mô hình này là nó tiên đoán được các dãy nguyên tố có tính chất tương tự nhau về mặt hóa học trong [[bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học]].
Dòng 5:
Mặc dù cơ sở toán học của hóa lượng tử là phương trình Schrödinger, nhưng đa số mọi người chấp nhận rằng tính toán chính xác đầu tiên trong hóa lượng tử là do hai [[nhà khoa học]] [[người Đức]] là [[Walter Heitler]] và [[Fritz London]] tiến hành đối với phân tử [[hiđrô]] (H<sub>2</sub>) vào năm [[1927]]. Phương pháp của Heitler và London được [[nhà hóa học]] [[người Mỹ]] là [[John C. Slater]] và [[Linus Pauling]] phát triển và trở thành phương pháp '''[[liên kết hóa trị]]''' (còn gọi là phương pháp ''Heitler-London-Slater-Pauling''). Trong phương pháp này, người ta quan tâm đến các tương tác cặp giữa các nguyên tử và do đó, có liên hệ mật thiết với hiểu biết của các nhà hóa học cổ điển về [[liên kết hóa học]] giữa các nguyên tử.
 
Một phương pháp khác được [[Friedrich Hund]] và [[Robert S. Mulliken]] phát triển, trong đó, các điện tử được miêu tả bằng các hàm sóng bất định xứ trên toàn bộ phân tử. Phương pháp '''Hund-Mulliken''' còn được gọi là phương pháp [[quỹ đạo phân tử]] khó hình dung đối với các nhà hóa học nhưng lại hiệu quả hơn trong việc tiên đoán các tính chất so với phương pháp liên kết hóa trị. Phương pháp này chỉ được dễ hình dung khi có sự giúp đỡ của máy tính vào những năm gần đây.
 
==Xem thêm==