Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Công Hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n General Fixes
Dòng 21:
 
===== Học nghề trong lần đi sứ. =====
Năm Bính Tuất (1646), ông được cử đi sứ sang [[Trung Quốc]]; không biết vì ông đã đối đáp điều gì ngang ngược hay là vì muốn thử trí thông minh của sứ thần [[Việt Nam Cộng hòa|Việt Nam]], người ta nhốt ông lên trên một cái lầu cao và rút đi tất cả cầu thang. Ở trên lầu suốt một ngày trời, ông chẳng thấy một ai đem cơm nước đến. Họ định giam mình đến chết đói chắc? Làm thế nào mà xuống lầu được? Nhìn quanh quẩn ở trên lầu, chỉ thấy có một cái bàn thờ. Trước bàn thờ, dựng hai cái lọng có ngù xanh, ngù đỏ trông rất đẹp. Trên cao, treo một bức nghi môn diềm màn thêu rồng phượng. Giữa bệ bàn thờ, bày một ông Phật Di lặc, bụng to, sơn đen. Trước mặt PhËtPhật là một cái bát hương, một đĩa trầu, một bát nước. Dưới chân bệ, có một cái choé to đựng nước cúng. Tịnh không có thức gì ăn. Để quên cơn đói, ông uống tạm mấy bát nước. Chả lẽ uống nước lã mà sống được ư? Ông ngắm nhìn [[Phật Di lặc]]. Ông PhËt bụng to vui đời cũng như đang nhìn ông và cười với ông. Ông tò mò đến gần xem ông Phạt làm bằng gì? Bằng gỗ sơn đen chăng? Bằng đồng đen chăng? Ông lấy móng tay cậy vào lưng Phật thì thấy bật ra một mảng con, lấy tay bóp vụn ra được như bột. Ông thử nhấm nhấm một tí bột. Ô hay! Sao nó lại ngòn ngọt như bột bánh khảo! Ông liền cậy một miếng to hơn, ăn vào miệng thì thấy thơm ngon như bánh. Ông reo thầm:
 
- Lương thực của ta đây!
 
Thế là cứ ngayngày ba bữa, ông bẻ tay Phật, chân Phật, ra ăn và chiêu vớikhát nước cúngcũng múc ở trong choé. Ở trên lầu, buồn quá, chẳng có việc gì làm, ông tháo chiếc nghi môn xuống. Ông thấy chỉ màu, đường thêu rất khéo. Ông cẩn thận gỡ từng sợi chỉ ra xem cách thêu: Thêu con rồng thì mắt rông, vẩy rồng, móng rồng, chân rồng… như thế nào? Thêu con phượng, thì mắt phượng, mỏ phượng, cánh phượng, lông phượng… như thế nào? Ông càng xem càng say mê như được đọc một quyển sách hay. Ông nghĩ bụng: Ta phải tìm hiểu cách thêu này để về truyền dạy cho bà con. Ông xem xét tỉ mỉ mọi đường thêu.
 
Tìm hiểu đầy đủ cách thêu chiếc nghi môn rồi, ông lại tháo cái lọng ra xem xét…
 
Ông ăn ông PhạtPhật đã gần hết. Choé nước uống đã gần cạn. Nhìn ra ngoài trời thấy đàn chim bay lượn, ông thèm cuộc sống tự do của chúng quá. Giá ông có hai cái cánh. Như sực nhớ ra điều gì, ông chạy vào xem hai cái lọng (lọng). Ông giương lọng và đứng trên bàn thờ cao nhảy xuống sàn lầu. Lọng cản không khí đỡ ông rơi từ từ xuống sàn. Ông sung sướng nói với mình:
 
- Thế là đã có cách xuống lầu!
Dòng 39:
Ông Lê Công Hành còn dạy cho dân một số làng nghề làm lọng. Ngày trước, Hà Nội có phố Hàng Lọng (nay thuộc khu vực đường Nam Bộ), ở nơi đây cũng có đền thời ông Lê Công Hành, tổ sư nghề làm lọng (nay không còn).
 
==== Nghề thuê và làm longlọng đã có trước đó. ====
Lê Công Hành là tổ nghề thêu và nghề làm lọng không có nghĩa là đời trước ông Lê, người Việt Nam chưa ai biết thêu và làm lọng. Sử sách cũ còn ghi lại ở đời Trần, vua quan ta đã quen dùng đồ thêu và lọng. Năm 1289, trước năm đi sứ của Lê Công Hành khoảng hơn 350 năm, vua Trần đã gửi tặng vua Nguyễn một đệm vóc đỏ thêu chỉ vàng, một tấm thảm gấm viền nhiễu (theo Từ Minh Thiện viết trong tập Thiên nam hành ký). Tháng Giêng năm Quý Tỵ (1293), Trần Phu trong đoàn sứ nhà Nguyên sang ta có nhận xét: "Về phẩm hàm của các quan Đại Việt, ai cao ai thấp cứ nhìn vào lọng mà phân biệt. Hễ là khanh tướng thì đi ba cây lọng xanh, bậc thấp hơn thì đi hai lọng, rồi một lọng. Còn như lọng tía thì chỉ có những người trong hoàng tộc mới được dùng (theo Trần Phu viết trong An- nam tức sự). Như vậy, nghề thêu và nghề làm lọng của ta đã có từ lâu.
 
Dòng 47:
Ngày nay, nhiều bác nghệ nhân có thể thêu được những bức danh hoạ của thế giới và trong nước, những bức chân dung các lãnh tụ. Những bức thêu phong cảnh như cảnh chùa Một Cột, cảnh đền Ngọc Sơn, cảnh chùa Thầy… nay đã là những mặt hàng quen thuộc của khách yêu hàng thêu trong và ngoài nước.
 
Kỹ thuật thêu rất tinh vi. Ngày trước, thêu một bông hoa chỉ cần lấy chỉ chằng một lèo từ đầu đến cuối rồi lấy keo phết lên, bôi phẩm vào cho sặc sỡ. Bây giờ người thợ thêu giỏi chẳng khác nào một hoạhọa sĩ: phải biết chọn màu và pha chế các màu để nhuộm chỉ. Thêu chân dung, thêu những bức danh hoạ, sau khi diễn tả bằng chỉ màu nhuộm rồi, nghệ nhân còn phải pha màu để đồ (tô thêm vào), bảo đảm các độ đậm nhạt khác nhau của màu sắc cho hệt như màu trong tranh. Vì vậy, càng nhìn kỹ mặt hàng thêu càng thấy đẹp, càng thấy nghệ thuật tinh vi, tài tình của người thợ.
 
Hàng thêu của người Việt Nam nay đã là một thứ hàng xuất khẩu nổi tiếng, quen biết ở nhiều nước. Mặc dầu, nhiều nước đã có hàng thêu bằng máy nhưng người ta vẫn chuộng những mặt hàng thêu tay của Việt Nam.