Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Troll là gì?”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ctmt (thảo luận | đóng góp)
Ctmt (thảo luận | đóng góp)
Dòng 38:
 
===Lam dụng quy trình===
Cố ý lạm dụng các quy trình là một trò chơi yêu thích của troll. Các ví dụ bao gồm: liên tiếp đề nghị xóa những bài rõ ràng có tính bách khoa, đề cử bài sơ khai làm bài chọn lọc, mở trưng cầu [[Wikipedia:Đề nghị cho ý kiến|ý kiến cộng đồng]] về các thành viên một cách vô căn cứ, đề cử những người rõ ràng không đạt các tiêu chuẩn tối thiểu làm bảo quản viên, "chỉnh" những thứ đã đúng theo [[Wikipedia:Cẩm nang văn phong]], và liên tiếp gửi cảnh cáo phá hoại đến những người dùng vô tội. Khi ta nói cái gì đó "rõ ràng" hoặc "vô căn cứ", có nghĩa rằng bất cứ ai giữ thiện ý cũng sẽ công nhận đặc điểm đó. Lưu ý rằng đôi khi một điều hiển nhiên rõ ràng đối với bạn có thể khá là không hiển nhiên đối với người khác, và việc gọi một người là troll chỉ vì họ bất đồng quan điểm với bạn có thể gây ra các cuộc tranh cãi có thể gây hại lớn đối với Wikipedia.
 
Thông thường, kể cả khi một hành vi rõ ràng vi phạm quy định, có thể lý do chỉ là ai đó không biết về quy định. Hãy xem phản ứng của người đó khi họ được chỉ tới quy định liên quan. Nếu họ chấp nhận quy định, hoặc tìm cách thay đổi quy định một cách thích hợp, họ có thể không phải troll. Nếu họ tuyên bố rằng quy định đó "sai" (nhưng không làm gì để sửa đổi nó) hoặc đơn giản là lờ nó đi, có thể họ là troll. Hãy nhớ rằng "quy định" của Wikipedia không phải vấn đề trắng và đen. Đôi khi người dùng mới gặp rất nhiều khó khăn để có thể hiểu được hệ thống quyền lực phức tạp mà Wikipedia sử dụng, và hệ thống này không được miêu tả thật sự chi tiết ở đâu (hay thậm chí đã thiết lập). Nếu một người dùng thách thức rằng một quy định đã được tuyên bố không hẳn là một quy định, có lẽ tốt nhất là nên sử dụng sự hỗ trợ của các người dùng khác. Khuyến khích thành viên mới dùng [[Wikipedia:Bàn giúp đỡ]] và chỉ họ đến hỏi các thành viên có kinh nghiệm để được hướng dẫn làm quen với hệ thống.