Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuân Úc (Tam Quốc)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
 
== Lưu lạc thời loạn ==
Tuân Úc tuổi trẻ có tài, được tiến cử làm Hiếu liêm rồi được triều đình thu dụng làm quan tại [[Lạc Dương]]. Năm [[189]], [[Đổng Trác]] mang quân vào khống chế triều đình, ông rời khỏi [[Lạc Dương]], được làm chức huyện lệnh huyện Khanh Phụ.<ref>Gần Tế Ninh, [[Sơn Đông]] hiện nay</ref>.
 
Được ít lâu, Tuân Úc bỏ chức vụ về quê ở Dĩnh Âm. Ông khuyên mọi người ở quê nên mau chóng thu xếp lên đường, không nên lưu luyến đất Dĩnh Xuyên bốn bề là chiến trường.<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 372</ref>.
 
Tuân Úc tìm đến Thứ sử Ký châu là [[Viên Thiệu]] và được thu dụng. Được một thời gian Tuân Úc nhận thấy Viên Thiệu không thể làm nên việc lớn, bèn bỏ Viên Thiệu tìm đến Đông quận (thuộc Duyện châu) theo [[Tào Tháo]]. Đó là năm [[191]].
Dòng 36:
Tào Tháo đặt triều đình [[Hán Hiến Đế]] tại Hứa Xương, tự phong mình làm Tư không, còn Tuân Úc làm thượng thư lệnh cai quản việc hành chính trong triều đình.
 
Tào Tháo phải mang quân đi chinh chiến với các chư hầu [[Trương Tú]], [[Lã Bố]], [[Lưu Bị]], [[Viên Thuật]], [[Viên Thiệu]] cùng các võ tướng và các mưu sĩ như [[Quách Gia]], [[Trình Dục]]. Tuân Úc luôn là người ở lại trấn thủ Hứa Xương, thu xếp việc hậu phương. Khi tình hình mặt trận căng thẳng không thể quyết định được, Tào Tháo lại viết thư hỏi ông, và Tuân Úc luôn có quyết sách bày cho Tào Tháo giải quyết.<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 45</ref>.
 
Thế lực của [[Viên Thiệu]] ở Hà Bắc rất lớn, trở thành địch thủ lớn nhất của Tào Tháo. Nhưng Tuân Úc đã phân tích với Tào Tháo, vạch rõ 10 nhược điểm của Viên Thiệu và 10 ưu điểm của Tào Tháo; từ đó ông khẳng định Tào Tháo sẽ thắng Viên Thiệu trong cuộc đối đầu giữa hai bên.<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 1, tr 183-184</ref>.
 
Năm [[200]], [[trận Quan Độ|chiến sự ở Quan Độ]] giữa [[Viên Thiệu]] và [[Tào Tháo]] diễn ra ác liệt. Hai bên cầm cự lâu ngày không phân thắng bại, mà quân Tào ở thế yếu hơn. Tào Tháo sắp hết lương, muốn rút lui về Hứa Xương, bèn viết thư về hỏi ý kiến Tuân Úc. Tuân Úc viết thư trả lời như sau:<ref>Lê Đông Phương, Vương Tử Kim, sách đã dẫn, tr 389</ref>:
:''"Quân hai bên giữ nhau lâu ngày, đều đã mệt mỏi. Nay là lúc cần dùng mưu kế, ngàn vạn lần không nên nghĩ tới chuyện rút lui, một khi rút lui thì không thể nào giữ được nữa. Binh lực của [[Viên Thiệu]] tuy mạnh, nhưng hiện tại ông ta bị ngài giữ chân ở Quan Độ, nếu ngài buông tha ông ta thì hậu quả thế nào thực không dám nghĩ tới. Ngày xưa [[Hán Cao Tổ]] và [[Hạng Vũ]] giữ nhau ở Hồng Câu, hai bên đều muốn mà không dám rút lui chính vì lẽ đó".''
 
Dòng 47:
Trận thắng Quan Độ giúp thay đổi cục diện tranh hùng, họ Viên từ đó suy yếu. Tào Tháo từng bước tiến lên phía bắc chinh phục họ Viên, cuối cùng năm [[207]] tiêu diệt hoàn toàn các con của Viên Thiệu. Trong thời gian đó Tuân Úc giữ vững Hứa Xương không xảy ra biến cố.
 
Không những thế, Tuân Úc còn tiến cử nhiều nhân tài phục vụ cho Tào Tháo như [[Trần Quần]], [[Tư Mã Ý]], [[Chung Do]]. Ông làm việc nghiêm túc, được đánh giá là người có đức hạnh đầy đủ, chăm lo chính đạo, không chú ý vẻ bên ngoài, khiêm nhường tôn trọng kẻ sĩ.<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 52</ref>.
 
=== Mâu thuẫn với Tào Tháo ===
Dòng 56:
Năm [[204]], [[Tào Tháo]] [[trận Nghiệp Thành (204)|đánh chiếm được Nghiệp Thành]] (thủ phủ Ký châu) từ tay họ Viên, làm chủ phần lớn Hà Bắc và trung nguyên, đẩy họ Viên chạy lên phía bắc. Có người vì cơ nghiệp riêng của Tào Tháo đã kiến nghị nên thay đổi địa giới hành chính phục hồi chế độ 9 châu như trước đây, theo đó hai châu Tinh và U cùng 4 quận thuộc châu Tư (hay Tư Lệ Bộ) là Hà Nội, Hà Đông, Bằng Dực và Phù Phong sẽ sáp nhập vào Ký châu, như vậy cương vực riêng của Tào Tháo ở Ký châu sẽ rất lớn.
 
Điều này không chỉ quan hệ tới cơ nghiệp riêng của Tào Tháo mà còn liên quan tới vấn đề chính trị của [[nhà Hán]]. Đương thời, hai kinh [[Lạc Dương]] và [[Tràng An]] cũ của nhà Tây Hán và Đông Hán đều thuộc Tư châu (hay Tư Lệ Bộ), trong đó Tràng An thuộc quận Kinh Triệu và Lạc Dương thuộc quận Hà Nam. Nếu xóa bỏ và chia cắt Tư Lệ Bộ, gộp vào Ký châu sẽ là bước xóa sổ châu số một của nhà Hán mà tăng đất đai cho quyền thần.<ref name="Dịch Trung Thiên p 2">Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 54</ref>.
 
Khi mang việc này ra bàn, Tuân Úc phản đối. Ông cho rằng:<ref name="Dịch Trung Thiên p 2"/>:
:''Minh công đã phá [[Viên Thượng]], bắt [[Thẩm Phối]] làm chấn động cả nước, nếu nay lại gộp đất đai của người khác vào Ký châu thì buộc họ phải lo lắng sẽ không giữ được đất đai và quân lính nữa, sợ minh công lần lượt thanh toán họ, như thế họ sẽ liều mình chống lại, minh công khó mà lấy được thiên hạ.''
 
Tào Tháo nghe nói có lý, bèn tạm gác việc chia mở rộng Ký châu.
 
Năm [[212]], Tào Tháo đã làm thừa tướng, tước Vũ Bình hầu nhưng chưa muốn dừng lại mà muốn thăng lên tước công, được gia phong Cửu tích và lấy Ký châu làm lãnh thổ riêng của họ Tào để dựng nước riêng trong lãnh thổ [[nhà Hán]]. Tào Tháo sai mưu sĩ [[Đổng Chiêu]] đi bàn kín việc này với Tuân Úc, vì ông là tham mưu số một của Tào Tháo và địa vị, uy tín trong triều đình nhà Hán cũng lớn hơn cả trong các văn thần. Tuy nhiên, Tuân Úc không đồng tình. Ông nói với Đổng Chiêu:<ref name="ReferenceA">Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 374</ref>.
:''Người quân tử lấy đức yêu người, không nên như vậy. Tào công vốn là vì việc giúp triều yên nước mà chiêu tập nghĩa binh, từ trước đến nay giữ lòng trung trinh, giữ bề khiêm tốn. Chúng ta không nên làm trái bản ý của Tào công.''
 
Theo ý kiến của các sử gia, thực chất, [[Đổng Chiêu]] theo lệnh của Tào Tháo đến thăm dò ý kiến của Tuân Úc về việc này và muốn nhờ ông đứng ra mở đường dư luận cho Tào Tháo tiến phong. Nhưng Tuân Úc lại cố ý không biết rằng đó là bản ý của Tào Tháo mà chỉ là ý của riêng Đổng Chiêu, ông muốn qua Đổng Chiêu chuyển đến Tào Tháo ý kiến của mình, giúp Tào Tháo có một con đường rút lui và ngăn ý định trợ giúp Tào Tháo xưng hiệu của Đổng Chiêu.<ref name="ReferenceB">Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 46</ref>.
 
Tuy nhiên, Tào Tháo đã có chủ ý xưng hiệu nên sau khi nghe [[Đổng Chiêu]] báo cáo tình hình, rất bực Tuân Úc.
 
== Qua đời ==
Việc xưng hiệu của [[Tào Tháo]] tạm hoãn. Năm [[212]] Tào Tháo lại đi nam chinh đánh [[Tôn Quyền]] ở Nhu Tu. Khác với thường lệ, Tào Tháo không để ông trấn thủ Hứa Xương nữa mà dâng biểu lên [[Hán Hiến Đế]] đề nghị để Tuân Úc ra lĩnh quân ở huyện Tiêu<ref>Nay là thị trấn Hào Xuyên, tỉnh [[An Huy]]</ref> với chức vụ Quang lộc đại phu tham thừa tướng quân sự. Trên thực tế động thái này nhằm loại bỏ vai trò Thượng thư lệnh từ lâu của Tuân Úc.<ref name="ReferenceB"/>.
 
Tuân Úc lĩnh chức lên đường. Tới Thọ Xuân thì ông ngã bệnh. Sau đó không lâu, Tuân Úc qua đời một cách khá bí ẩn, lúc đó ông 50 tuổi. Ông được đặt tên thụy là '''Kính hầu'''.
 
== Bình luận ==
Có những ý kiến khác nhau trong giới sử học về cái chết của Tuân Úc. [[Trần Thọ]] trong [[Tam Quốc chí]] cho rằng Tuân Úc vì quá lo lắng mà chết. Tôn Thịnh trong ''Ngụy thị xuân thu'' lại cho rằng Tào Tháo gửi hộp thức ăn cho Tuân Úc nhưng khi ông mở hộp ra thì trong hộp không có gì; Tuân Úc cho rằng Tào Tháo muốn giết mình bèn [[tự sát]]. Sau này Phạm Hoa viết [[Hậu Hán thư]] và [[Tư Mã Quang]] viết [[Tư trị thông giám]] đều theo thuyết của Tôn Thịnh.<ref name="ReferenceA"/>.
 
Nhưng giới sử gia hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng Trần Thọ có lý hơn và Tôn Thịnh không đưa ra chứng cứ nào và cho rằng việc gửi đồ ăn cho Tuân Úc của Tào Tháo chỉ là lời đồn đại. Điều lo lắng của Tuân Úc dẫn tới cái chết của ông (theo như Trần Thọ) là lo lắng cho tiền đồ của [[nhà Hán]]. Tuân Úc là người trước sau trung thành với nhà Hán, nhiều năm ông theo đuổi sự nghiệp, giúp Tào Tháo vì thấy Tào Tháo là anh hùng dẹp loạn để giúp nhà Hán, chứ không phải vì cơ nghiệp riêng của Tào Tháo.<ref>Dịch Trung Thiên, sách đã dẫn, tập 2, tr 58</ref>. Việc Tào Tháo muốn tự mình xưng hiệu khiến Tuân Úc thất vọng, vì Tào Tháo trong con mắt ông vốn là trung thần nhà Hán, hết lòng trung hưng nhà Hán chứ không phải là người xảo quyệt, lấy việc giúp nhà Hán làm chiêu bài dần dần cướp ngôi nhà Hán.<ref name="ReferenceA"/>.
 
==Gia đình==