Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tin Sáng (báo)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
Sau khi đất nước thống nhất, ngày 22-7-1975 báo Tin Sáng là nhật báo tư nhân đầu tiên được cho phép xuất bản. Trước đó, nhóm linh mục khuynh tả [[Stêphanô Chân Tín|Chân Tín]], Nguyễn Ngọc Lan, làm tờ Đối Diện trước 1975, nhận Giấy phép ngày 4-7-1975, ra tờ bán nguyệt san Đứng Dậy. Cùng ngày 4-7-1975, nhóm linh mục [[Trương Bá Cần]], [[Huỳnh Công Minh]] cũng được Giấy phép, ra tờ Công giáo & Dân tộc<ref name=btc1/>. Tuy nhiên, Uỷ ban Ðoàn kết Công giáo này là một cơ quan được [[Mặt trận Tổ quốc Việt Nam]] thiết lập để vận động người công giáo thi hành những mệnh lệnh của đảng CSVN<ref>[http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/y2vienam/tongiao57.htm LM Chân Tín viết thư phản đối Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo quốc tế tặng huy chương cho Báo Công Giáo và Dân Tộc]</ref>. Theo cựu dân biểu [[Dương Văn Ba]], hồi đó là phó chủ bút phụ trách kinh tế chính trị cho báo này, báo được cho tái xuất bản sau ngày thống nhất là nhờ có sự yểm trợ mạnh mẽ của ông [[Trần Bạch Đằng]] và bà [[Nguyễn Thị Chơn]]. Để cho báo viết khỏi lệch lạc với đường lối của trung ương Đảng, chính ông Trần Bạch Đằng đã lựa chọn một cán bộ kỳ cựu của Ban Tuyên Huấn TW, là ông [[Kỳ Phương]], từng làm Tổng Biên Tập báo Đại Đoàn Kết ở Hà Nội, về làm cố vấn và thường xuyên, từ 9 giờ sáng cho đến hơn 10 giờ đêm, ngồi tại toà soạn Tin Sáng cùng với anh Hồ Ngọc Nhuận duyệt lại các bài vở, các tin tức mỗi ngày trước khi cho lệnh in tờ báo.<ref name=dvb1>[http://www.viet-studies.info/kinhte/DuongVanBa_12.htm Những Ngã Rẽ, Hồi ký Dương Văn Ba Chương 12 NGÔ CÔNG ĐỨC TRỞ VỀ SÀI GÒN]</ref>
 
Theo nhận xét của Giáo sư [[Trần Văn Giàu]]: “Các anh làm báo cộng sản như… cộng sản”. Ngay từ những ngày đầu, Tin Sáng đã hăng hái tham gia các “chiến dịch” như tập trung cải tạo, đổi tiền và đánh [[tư sản mại bản]].<ref name=btc1/> Hồ Ngọc Nhuận, chủ bút, sau khi được đưa ra Hà Nội tháng 9-1975 trong “Đoàn đại biểu miền Nam dự Hội nghị Hiệp thương Thống Nhất” đã viết: “Chúng tôi tin rằng, độc lập dân tộc và thống nhất tổ quốc phải được gắn liền với chủ nghĩa xã hội”<ref>Hồ Ngọc Nhuận, Đời, bản thảo của tác giả, tr 292-293</ref>.
 
==Bị đóng cửa==
Năm 1981, lực lượng [[Công đoàn Đoàn kết]] liên tục tổ chức biểu tình ở [[Ba Lan]], Chính quyền Cộng sản ở Việt Nam lo lắng. Sau khi ra Hà Nội trực tiếp gặp [[Tố Hữu]] và [[Trường Chinh]] để thảo luận, [[Võ Văn Kiệt]] cho đóng cửa báo Tin Sáng<ref name=btc1>Bên thắng cuộc - Huy Đức - Quyển II: Quyền bính / Chương 12: Cởi trói</ref> và giải thích: “Chúng ta đã xác định kinh tế còn năm thành phần, nhưng văn hoá chỉ có một là văn hoá dân tộc và xã hội chủ nghĩa. Đã đến lúc tất cả những tiếng nói đều phải là tiếng nói yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội để chiến đấu và chiến thắng, không có tiếng nói khác được”<ref>(Phát biểu sáng 29-6-1981, bản ghi của Văn phòng Thành uỷ, Tài liệu của Ban Tuyên huấn, lưu trữ riêng của ông Võ Văn Kiệt)</ref>.