Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tây Liêu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TXiKiBoT (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: id:Kara-Khitan Khanate
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Thủ đô của nó, [[Balasagun]] (ngày nay thuộc [[Kyrgyzstan]]) đã từng phát triển như một trung tâm văn hóa và kinh tế.
 
Thị tộc [[Hồi giáo]] của các hoàng tửthân Qarluk, Balasaghunlu Ashinalar (những người Karakhanid) đã đến khu vực văn hóa Hồi giáo [[Ba Tư]] sau khi sự độc lập và chủ quyền chính trị của họ trên khu vực Trung Á đạt được trong [[thế kỷ 9]]-[[thế kỷ 10|10]].
 
Khi họ càng trở nên Ba Tư hóa nhiều hơn (thời điểm chấp nhận "Afrasiab", một nhân vật huyền thoại Shahnameh như là tổ tiên trực hệ của họ), họ đã sống trong các trung tâm cố định mang tính [[Ấn Độ]]-[[Iran]] nhiều hơn, chẳng hạn như Qashgari và quên dần đi các truyền thống du cư của những người Qarluq anh em, nhiều người trong số họ là sự hòa trộn tôn giáo giữa 3 dòng Thiên chúa giáo Nestorian-Phật giáo Đại Thừa-Mani giáo của hãn quốc Hồi Hột trước đây.
Dòng 16:
Sự xâm chiếm của người Khiết Đan vào Trung Á có thể coi như cuộc đấu tranh nội bộ của bộ lạc du cư Qarluk, được thể hiện ra ngoài như là mâu thuẫn triều chính giữa tầng lớp quý tộc Khiết Đan xâm lăng và các hoàng tử Kara-Khanid phòng ngự, tạo ra trong sự chinh phục những người sau bởi những người trước và trong sự chinh phục những người Qarluk Hồi giáo bởi những họ hàng của họ và những người Nãi Man theo Thiên chúa giáo dòng Nestorian.
 
==Quá trình phát triển và suy vong.==
Trước đó năm 1123, Thiên tộ hoàng đế nhà Liêu không nghe lời Gia Luật Đại Thạch nên hoàn toàn bại trong tay quân Kim. Năm 1125, Liêu diệt vong. Gia Luật Đại Thạch đem quân tiến sang phía tây, bình định được các vùng Imil,Khadidistan. Sau chiếm cả vùng Trung Á chiếm giữ xứ Tầm Tư Can (Samarkand), xưng vương, xưng đế, cai trị suốt cả một vùng đông tây xứ Thông Lĩnh, lập nên đế quốc Tây Liêu, kề sát bên [[đế quốc Đại Seljuk]] của người Hồi giáo trải dài từ bờ biển Địa Trung Hải cho đến Trung Á. Lúc đó các nước [[Armenia]], [[Gruzia]], [[nhà Abbasid|Ả Rập]], Qarakhanids và Gaznawids đều là chư hầu của Đại Seljuk.
 
Vào thời gian này đế quốc Đại Seljuk ở Trung Á đã suy yếu, quân Tây Liêu tràn sang phía đông lãnh thổ Đại Seljuk và tiêu diệt chư hầu quan trọng của đế quốc Đại Seljuk là Đông Qarakhanids. Vào năm 1141 tại [[trận Qawan]] quân Tây Liêu đánh bại hoàng đế sultan [[Ahmed Sanjar]] nhà Seljuk, thu được nhiều của cải chở về kinh đô Balasagun. Tây Liêu chiếm được phần phía đông của đế quốc Seljuk cho đến sông Sayhun (Jaxartes), không lâu sau đó đế quốc Seljuk sụp đổ vào năm 1157. Tây Liêu là nước duy nhất lúc ấy đánh bại được đế quốc Seljuk hùng mạnh, đến nỗi Giáo hoàng tưởng nhầm Gia luật Đại Thạch là một đại vương Thiên Chúa giáo, bởi không phải đại Thiên chúa giáo thì làm sao đánh nổi Thổ, tôn xưng là giáo sĩ Jean, người đại diện cho Thiên Chúa giáo ở phương Đông. Tây Liêu có các chư hầu Khwarezm, Qarluqs, Gaochang Uighurs, Qangli và Đông, Tây Fergana Kara-Khanids và Naimans.
Nhà Tây Liêu vẫn giữ nguyên hình thức quản lý đã áp dụng từ nước Liêu cũ trong đó gồm cả lý luận Nho giáo, lịch pháp Trung quốc, chức danh quản lý hành chính, đơn vị tiền tệ, phong tục của người Khiết đan. Các ngôn ngữ được sử dụng đồng thời là tiếng Hán, Khiết đan, Batư và Uighur. Về sau một số phong tục địa phương cũng được áp dụng. Danh hiệu Gurkhan (vị vua vĩ đại) được dành cho hoàng đế. Quân đội được trả lương. Nghi lễ của người Khiết đan và Phật giáo được sử dụng trong các hoạt động văn hóa, bao gồm cả việc hiến sinh ngựa trăng và bò xám.
Năm 1134 Gia luật Đại thạch chiếm được Balasagun từ Hãn quốc Kara-Khanid bắt đầu xây dựng đế quốc ở Trung Á, xây dựng Balasagun thành thủ đô. Lực lượng quân đội được bổ sung thêm 10 ngàn người từ Kara-Khanid Khanate. Sau đó Tây Liêu chiếm Kashgar, Khotan, và Besh Baliq, đến năm 1137 đánh bại Hãn quốc Đông Kara-Khanid. Năm 1141 tại trận Qatwan đánh bại Hãn quốc Tây Kara-Khanid, kiểm soát Transoxania buộc Khwarezm phải quy phục.