Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Bích Động”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 24:
 
==Nguồn gốc hình thành và tên gọi==
Chùa Bích Động vốn được hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê với quy mô là một ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi. Năm 1705, có hai vị hoà thượng ''Trí Kiên'' và ''Trí Thể'' <ref>Có ý kiến cho rằng: ba ngôi chùa Hạ, Trung, Thượng ở núi Bích Động hiện nay do hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể xây dựng từ năm 1428. Điều đó không đúng. Sách "[[Đại Nam nhất thống chí|Đại Nam Nhất Thống Chí]]" đã ghi, ba ngôi chùa đó do ha nhà sư Trí Kiên và Trí Thể xây dựng từ đời vua [[Lê Vĩnh Thịnh]] (1705 - 1719). Xây dựng xong chùa, các nhà sư mới đúc chuông. Hiện nay, quả chuông đó vẫn còn, treo ở Động Tối đã chạm khắc chữ Hán trên chuông. Hiện nay, quả chuông đó vẫn còn, và được đúc vào năm Đinh Hợi (1707). Hai nhà sư không thể sống từ năm 1428 đến năm 1707 để đúc chuông được.
[[Tập tin:Chuông Minh Bia - Chùa Bích Động.JPG|nhỏ|200px|phải|Chuông Minh Bia chùa Bích Động]]
Xây dựng xong chùa, đúc chuông, hai nhà sư mới làm bài minh bia chùa Bích Động. Bài minh bia đó, được viết vào năm Kỷ Sửu ([[1709]]). Vì vậy có thể khẳng định: Chùa Bích Động có từ rất lâu đời, nhưng đến khoảng năm 1705 thì hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể mới tu sửa xây dựng lại thành 3 ngôi như hiện nay ở bên sườn núi Bích Động</ref> quê huyện [[Nghĩa Hưng]], tỉnh [[Nam Định]] gặp nhau kết nghĩa làm anh em. Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa. Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành. Năm 1707, hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đã đúc một quả chuông lớn, hiện còn treo ở Động Tối.