Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hồ tiêu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tên gọi: hồ là cổ nhục chứ ko phải cổ nguyệt
Dòng 28:
==Thu hoạch và chế biến==
[[Tập tin:Dried Peppercorns.jpg|nhỏ|240px|Hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng]]
Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm haimột lần. Muốn có '''hồ tiêu đen''', người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có '''hồ tiêu trắng''' (hay '''hồ tiêu sọ'''), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín).
 
Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có '''hồ tiêu đỏ''', là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại [[Ấn Độ]] và tại huyện [[Chư Sê]] và [[Bà Rịa - Vũng Tàu]] Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen<ref>[http://www.vietnambranding.com/thong-tin/phong-su-thuong-hieu/1946/Cong-nhan-thuong-hieu-ho-tieu-Chu-Se Công nhận thương hiệu hồ tiêu Chư Sê]</ref><ref>[http://www.sggp.org.vn/SGGP12h/2007/11/133269/ Tiêu đỏ "hái" nhiều tiền hơn]</ref>.