Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Stanley B. Prusiner”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up, replaced: → , → (5) using AWB
Dòng 11:
| work_institution = [[Đại học California tại San Francisco]]
| alma_mater = [[Đại học Pennsylvania]], [[Trưòng Y học Đại học Pennsylvania]]
| known_for = [[Viroid và Prion|Prion]]<br />[[Bệnh bò điên]]<br />[[Bệnh Creutzfeldt-Jakob]]
| prizes = [[Giải Nobel Sinh lý và Y học]] (1997)<br />[[Giải Potamkin]] (1991)<br />[[Giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản]] (1994)<br />[[Giải Louisa Gross Horwitz]] (1997)
}}
'''Stanley Ben Prusiner''' (sinh ngày 28.5.1942<ref name="Nobel"/>) là một nhà [[thần kinh học]], nhà [[hóa sinh]] người [[Hoa Kỳ|Mỹ]]. Prusiner đã khám phá ra [[viroid và Prion|prion]], một tác nhân gây bệnh nhiễm trùng tự sinh sản, chỉ đơn thuần gồm [[protein]]. Năm 1994 ông đoạt [[giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản]] và [[danh sách người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa|giải Nobel Sinh lý và Y khoa]] năm 1997 cho công trình phát hiện nói trên.
 
== Cuộc đời và sự nghiệp ==
Prusiner sinh tại [[Des Moines, Iowa]] và sống đời niên thiếu ở Des Moines cùng [[Cincinnati, Ohio|Cincinnati]], [[Ohio]], nơi ông theo học trường [[Walnut Hills High School]]. Prusiner đậu bằng [[cử nhân (định hướng)|cử nhân]] [[khoa học]] chuyên ngành [[hóa học]] ở [[Đại học Pennsylvania]], sau đó ông đậu bằng tiến sĩ [[y học|y khoa]] ở [[Trường Y học Đại học Pennsylvania]].<ref name="Nobel"/>. Prusiner hoàn tất việc [[thực tập]] y khoa ở [[Đại học California tại San Francisco]]. Sau đó Prusiner chuyển sang làm việc ở [[National Institutes of Health]]<ref>cơ quan chuyên nghiên cứu Y Sinh học và các vấn đề liên quan tới sức khỏe gồm 27 viện và trung tâm khác nhau, trực thuộc [[Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ]]</ref>, nơi ông nghiên cứu glutaminases trong vi khuẩn ''[[Escherichia coli|E. coli]]'' tại phòng thí nghiệm của Earl Stadtman. Sau 3 năm làm việc ở Viện này, Prusiner trở lại Đại học California tại San Francisco để hoàn tất thời kỳ [[thực tập nội trú (y khoa)|thực tập nội trú]] về [[thần kinh học]]. Trong thời gian hoàn tất thời kỳ thực tập nội trú năm 1974, Prusiner tham gia ban giảng huấn ở phân khoa thần kinh học của Đại học California tại San Franciscio. Từ thời gian này, Prusiner đã giữ nhiều chức giảng huấn vừa ở Đại học California tại San Francisco lẫn [[Đại học California tại Berkeley]].
 
Prusiner đoạt giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1997 cho công trình đưa ra giải thích nguyên nhân gây ra bệnh [[bệnh bò điên|bovine spongiform encephalopathy]]<ref>bệnh não có dạng giống bọt biển ở bò, thường gọi là [[bệnh bò điên]]</ref> (tức "bệnh bò điên") và bệnh tương đương ở người là [[bệnh Creutzfeldt-Jakob]].<ref name="Nobel">{{chú thích web | url=http://nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/1997/prusiner-autobio.html | title=Stanley B. Prusiner - Autobiography | publisher=NobelPrize.org | accessdate=2007-01-02}}</ref> Trong công trình này, ông đặt ra từ ''[[viroid và Prion|prion]]'', rút gọn từ thuật ngữ ''"proteinaceous infectious particle that lacks [[axit nucleic|nucleic acid]]"'' (hạt thiếu [[axit nucleic|axít nuclêic]] có protein bị nhiễm trùng) để chỉ tới một dạng nhiễm trùng do sự bọc sai [[protein]] trước kia chưa được mô tả rõ.<ref>{{chú thích báo | url=http://blog.wired.com/wiredscience/2007/01/what_really_cau.html | title=What really causes mad cow disease? | publisher=Wired | date=ngày 31 tháng 1 năm 2007 | accessdate=2007-01-02}}</ref>
 
Năm 1992 Prusiner được bầu vào [[Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ]] (''United States National Academy of Sciences'') và năm 2007 vào Hội đồng quản trị của Viện này. Ông cũng được bầu vào [[Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ]] (''American Academy of Arts and Sciences'') năm 1993, [[Royal Society]]<ref>Hội Hoàng gia London, tương đượng Viện Hàn lâm Khoa học ở các nước khác</ref> năm 1996, [[Hội Triết học Hoa Kỳ]] (''American Philosophical Society'') năm 1998, [[Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia]] (''Serbian Academy of Sciences and Arts'') năm 2003, và Viện Y học (''Institute of Medicine'').