Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ivan IV của Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: AlphamaEditor, General Fixes
→‎Thời kỳ đầu cầm quyền: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 28:
[[Tập tin:Vasnetsov Ioann 4.jpg|nhỏ|trái|''Ivan Bạo chúa'' tranh của [[Viktor Vasnetsov]]]]
[[Tập tin:Ivans ivory throne.jpg|nhỏ|[[Ngai vàng]] bằng [[ngà voi]] của Ivan Bạo chúa.]]
Ngày [[16 tháng 1]] năm [[1547]], Ivan trở thành Nga hoàng tại [[đại giáo đường Uspensky]] khi 16 tuổi. Dù vừa xảy ra vụ [[Hoả hoạn Moskva (1547)|Đại hoả hoạn 1547]], thời kỳ đầu cầm quyền của ông là một trong những giai đoạn hiện đại hoá và [[đổi mới|cải cách]] trong hoà bình. Ivan xem xét lại các luật lệ (được gọi là [[Sudebnik năm 1550|sudebnik]]), tạo lập một [[đội quân thường trực]] ([[streltsy]]), thành lập nghị viện Nga đầu tiên cho các tiểu quốc [[phong kiến]] ([[Hội đồng hội nghị tự quản địa phương|Zemsky Sobor]]), hội đồng quý tộc (được gọi là Hội đồng được Lựa chọn), và xác nhận vị trí của Nhà thờ với [[Stoglav|Hội đồng Trăm Tăng hội]], thống nhất các lễ nghi và các quy định giáo hội trong toàn bộ đất nước. Ông đưa ra sáng kiến tự quản tại các vùng nông thôn, chủ yếu tại Đông bắc Nga, nơi sinh sống của đa phần nông dân. Trong thời kỳ cầm quyền của ông lần đầu tiên [[báo viết|báo in]] xuất hiện tại Nga (dù hai ông chủ nhà in đầu tiên người Nga [[Ivan Fedorov (thợ in)|Ivan Fedorov]] và [[Pyotr Mstislavets]] đã phải bỏ chạy khỏi [[Moskva]] tới [[Đại Công quốc Litva]]).
 
Năm 1547, Hans Schlitte, [[luật sư]] của Ivan, đã đưa các thợ thủ công Đức tới làm việc tại Nga. Tuy nhiên tất cả những người này đã bị bắt giữ tại [[Lübeck]] theo yêu cầu của [[Ba Lan]] và [[Livonia]]. Các hội buôn [[Đức]] đã từ chối cảng mới được Ivan cho xây dựng trên [[sông Narva]] năm 1550 và tiếp tục giao nhận hàng hoá tới các cảng ven biển Baltic thuộc Livonia. Nước Nga vẫn bị cô lập khỏi mạng lưới thương mại đường biển.