Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Địa chấn kế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Địa chấn kế''' là thiết bị dùng để ghi nhận sự chuyển động của mặt đất như [[sóng địa chấn]] sinh ra bởi các trận [[động đất]], các vụ [[phun trào núi lửa]], và những [[nguồn chấn động]] khác. Các ghi nhận về [[sóng địa chấn]] cho phép các [[địa chấn|nhà địa chấn học]] lập bản đồ cấu tạo của [[Trái Đất]], và xác định vị trí và cường độ các nguồn phát sinh sóng khác nhau.
 
Thuật ngữ '''địa chấn kế''' (seismometer) có nguồn từ tiếng Hy Lạp]] σεισμός, ''seismós'', rung động, từ động từ σείω, ''seíō'', rung; và μέτρον, ''métron'' là đo đạc. '''Máy ghi địa chấn''' (seismograph) là một thuật ngữ khác cũng có nguồnguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ''seismós'' như ở trên và γράφω, ''gráphō'' là vẽ.
 
Trong '''''[[Vật lý Địa cầu]]''''' người ta thường sử dụng theo nghĩa là '''địa chấn kế''' (seismometer) hơn, mặc dù nó thường dùng để chỉ các thiết bị được sử dụng trước đây chỉ có mục đích đo đạc và ghi nhận các rung động so với các thiết bị đo đạc hiện đại có nhiều chức năng hơn. Cả hai đều ghi nhận được sự chuyển động của mặt đất một cách liên tục; đây là điểm để phân biệt loại thiết bị này với '''kính địa chấn''' (seismoscope), một thiết bị vừa đo đạc chuyển động vừa có thể đo đạc độ lớn của chuyển động một cách đơn giản.<ref>{{chú thích sách | last = Richter | first = C.F. | title = Elementary Seismology | place = San Francisco | publisher = W.H. Freeman | date = 1958}}</ref>
 
Trong '''''[[Địa vật lý Thăm dò]]''''' thì dùng thuật ngữ '''máy ghi địa chấn''' (seismograph), là khối máy ghi lại ''tín hiệu địa chấn'' thu được từ nhiều vị trí vào phương tiện lưu trữ xác định. Việc thu nhận và chuyển đổi rung động sang tín hiệu điện do các đầu thu sóng thực hiện, với hai loại chính: [[đầu thu sóng trên đất]] (Geophone) và [[đầu thu sóng trong nước]] (Hydrophone). Hệ thống này không quá chú trọng đến việc xác định độ lớn của rung động cũng như cường độ nguồn phát sóng.
 
[[Tập tin:EastHanSeismograph.JPG|thumb|200px|Một bản sao máy ghi địa chấn cổ của Trung Quốc thời Đông Hán (25-220 sau CN).]]