Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Ngụy Đạo Vũ Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
clean up, replaced: → (4) using AWB
Dòng 42:
Khoảng tết năm 377, [[Tiền Tần]] mở một chiến dịch lớn đánh nước Đại. Thác Bạt Thập Dực Kiền đã phải tạm thời chạy trốn khỏi đô thành Vân Trung (雲中, nay thuộc [[Hohhot]], [[Nội Mông]]), song đã trở về Vân Trung sau khi Tiền Tần rút lui. Tuy nhiên, sau khi Thác Bạt Thập Dực Kiền trở về Vân Trung, cháu trai Thác Bạt Cân (拓拔斤) thuyết phục người con trai lớn tuổi nhất còn sống của ông là Thác Bạt Thật Quân (拓拔寔君) rằng Thác Bạt Thập Dực Kiền đang xem xét đến việc chỉ định một trong số các con trai của Mộ Dung vương hậu (một công chúa của [[Tiền Yên]]) làm thế tử và thậm chí còn tính đến việc giết chết Thác Bạt Thật Quân. Thác Bạt Thật Quân do đó đã phục kích cha và các em trai rồi giết chết họ. Điều này đã khiến quân Đại sụp đổ, và quân Tiền Tần chiếm được Vân Trung mà không cần phải tiến hành một cuộc chiến nào.
 
Trong rối loạn, Hạ Lan phu nhân ban đầu đã chạy trốn đến chỗ Hạ Lan Nột (賀蘭訥)- là người kế thừa chức thủ lĩnh bộ lạc sau khi Hạ Lan Dã Can chết. Sau đó, Hoàng đế [[Phù Kiên]] của Tiền Tần tính đến việc đưa Thác Bạt Khuê đến kinh thành [[Trường An]] của Tiền Tần, song một viên quan của Thác Bạt Thập Dực Kiền trước đây tên là Yên Phượng (燕鳳) thuyết phục được Phù Kiên cho phép Thác Bạt Khuê được ở lại đất Đại với lý lẽ rằng đó sẽ là cách tốt nhất để duy trì lòng trung thành của các bộ lạc với Tiền Tần. Trong khi đó, Phù Kiên đã phân chia các bộ lạc nước Đại trước đây thành hai nhóm, do các thủ lĩnh người [[Hung Nô]] là [[Lưu Khố Nhân]] (劉庫仁) và [[Lưu Vệ Thần]] (劉衛辰) lãnh đạo. Thác Bạt Khuê cùng với mẹ mình đã đến sống ở chỗ Lưu Khố Nhân, người này khoản đãi Thác Bạt Khuê như một vương tử.
 
=== Thời thanh niên ===
Dòng 62:
Mặc dù đã được Hậu Yên giúp đỡ và là một chư hầu của Hậu Yên, song Thác Bạt Khuê bắt đầu tính đến việc cuối cùng sẽ chinh phạt Hậu Yên. Năm 388, ông cử em họ [[Thác Bạt Nghi]] đi triều cống Mộ Dung Thùy song cũng là để nhằm quan sát triều đình Hậu Yên. Thác Bạt Nghi kết luận rằng Mộ Dung Thùy nay đã lớn tuổi, còn [[thái tử]] [[Mộ Dung Bảo]] thì lại kém cỏi, và có khả năng Hậu Yên sẽ bị suy yếu. Điều này đã khích lệ Thác Bạt Khuê rất nhiều trong việc lập kế hoạch diệt Hậu Yên.
 
Năm 391, em trai của Hạ Lan Nột là Hạ Lan Nhiễm Can (賀蘭染干) âm mưu giết chết Hạ Lan Nột, và dẫn đễn việc huynh đệ giao chiến chống lại nhau. Thác Bạt Khuê nắm lấy cơ hội này để yêu cầu Hậu Yên cùng tiến đánh Hạ Lan bộ (mặc dù cả Hạ Lan Nột và Hạ Lan Nhiễm Can đều là huynh đệ của mẫu thân ông theo như Nguỵ thư). Vào mùa hè năm 391, Mộ Dung Lân bắt được Hạ Lan Nột và Hạ Lan Nhiễm Can, song lại cho phép Hạ Lan Nột được tự do và chỉ huy bộ lạc, còn Hạ Lan Nhiễm Can thì trở thành tù binh. Sau chiến dịch này, Mộ Dung Lân đã nhận thấy được khả năng của Thác Bạt Khuê nên đã đề xuất với phụ hoàng rằng hãy bắt giam Thác Bạt Khuê. Tuy nhiên, Mộ Dung Thùy từ chối.
 
Vào tháng 7 ÂL năm 391, một sự kiện đã khiến cho Hậu Yên và Bắc Ngụy tuyệt giao với nhau. Khi đó, Thác Bạt Khuê cử Thác Bạt Cô (拓跋觚) đi triều cống Hậu Yên, và các con trai của Mộ Dung Thùy đã giữ Thác Bạt Cô lại và lệnh cho Thác Bạt Khuê phải mang ngựa đến để đổi lấy tự do cho Thác Bạt Cô. Thác Bạt Khuê đã từ chối và đoạn tuyệt quan hệ với Hậu Yên, thay vào đó, ông quay sang liên minh với [[Tây Yên]].
Dòng 74:
Năm 394, Hoàng đế [[Mộ Dung Vĩnh]] của Tây Yên lúc này đang bị Mộ Dung Thùy tấn công, ông ta tìm kiếm trợ giúp từ Thác Bạt Khuê, Thác Bạt Khuê cử Trần Lưu công Thác Bạt Kiền (拓拔虔) và tướng Dữu Nhạc (庾岳) cố làm quân Hậu Yên rối trí, song quân Bắc Ngụy chưa từng thực sự giao chiến với Hậu Yên, cuối cùng thì Mộ Dung Vĩnh bị Mộ Dung Thùy bắt được và giết chết khi kinh thành Trường Tử (長子, nay thuộc [[Trường Trị]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]) thất thủ, Tây Yên bị Hậu Yên thôn tính.
 
Năm 395, Thác Bạt Khuê dẫn quân đột kích các vùng biên giới với Hậu Yên. Cũng trong năm đó, Mộ Dung Thùy cho Mộ Dung Bảo dẫn 8 vạn quân với sự hỗ trợ của [[Mộ Dung Nông]] và Mộ Dung Lân nhằm trừng phạt Bắc Ngụy. Thác Bạt Khuê hay tin về đội quân của Mộ Dung Bảo thì quyết định bỏ Thịnh Lạc và rút lui về phía tây qua Hoàng Hà. Quân của Mộ Dung Bảo nhanh chóng tiến đến sông vào mùa thu năm 395 và chuẩn bị để vượt sông. Tuy nhiên, lúc này Bắc Ngụy cắt đường đường thông tin giữa quân của Mộ Dung Bảo và kinh thành Trung Sơn (中山, nay thuộc [[Bảo Định, Hà Bắc|Bảo Định]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]) của Hậu Yên, và Bắc Ngụy phao tin rằng Mộ Dung Thùy qua đời, khiến cho quân Hậu Yên gặp phải xáo trộn rất lớn. Quân Hậu Yên và Bắc Ngụy lâm vào thế bí trong việc vượt qua Hoàng Hà trong suốt 20 ngày. Những người đi theo Mộ Dung Lân cố tiến hành chính biến và ủng hộ Mộ Dung Lân trở thành lãnh đạo mới, song hành động này đã thất bại. Khi mùa đông đến, quân Hậu Yên rút lui và không nhận ra rằng Hoàng Hà lúc này đã đóng băng và quân Bắc Ngụy có thể qua sông một cách dễ dàng, Mộ Dung Bảo cũng không để lại hậu quân khi rút lui. Thác Bạt Khuê đích thân dẫn quân đuổi theo, bắt kịp được quân Hậu Yên và hai bên nổ ra một trận chiến được sử sách gọi là [[trận Tham Hợp Pha]] vào ngày 8 tháng 12 DL, quân Bắc Ngụy giết hoặc bắt giữ gần như toàn bộ quân Hậu Yên, chỉ có Mộ Dung Bảo cùng một số quan tướng là có thể chạy thoát. Thác Bạt Khuê lo sợ trước những tù binh Hậu Yên nên đã đồ sát tất cả họ theo đề xuất của Khả Tần Kiến (可頻建).
 
Năm 396, lo ngại rằng Bắc Ngụy sẽ xem thường Mộ Dung Bảo, Mộ Dung Thùy đích thân dẫn quân đi đánh Bắc Ngụy, giành được chiến thắng ban đầu và giết được Thác Bạt Kiền. Thác Bạt Khuê trở nên lo lắng và lại tính đễn việc bỏ Thịnh Lạc. Tuy nhiên, khi quân Hậu Yên đi qua Tham Hợp pha, họ than khóc cho những thân nhân và đồng bào của mình, Mộ Dung Thùy vì thế đã trở nên tức giận và lâm bệnh, quân Hậu Yên buộc phải rút lui về Trung Sơn. Sau khi Mộ Dung Thùy chết, Mộ Dung Bảo trở thành hoàng đế Hậu Yên.
Dòng 82:
Trong lúc này, Mộ Dung Tường đã tự xưng đế Mộ Dung Tường đã tự xưng đế, ông ta cho xử tử Thác Bạt Cô để thể hiện kiên quyết. Tuy nhiên, vào mùa thu, Mộ Dung Lân đã tấn công bất ngờ Mộ Dung Tường, giết chết Tường và chiếm lấy Trung Sơn. Mộ Dung Lân cũng xưng đế song đã không thể đứng vững trước sức ép từ quân Bắc Ngụy, cuối cùng thì Thác Bạt Khuê đã chiếm được Trung Sơn. Thác Bạt Khuê sau đó đã đối xử tốt với dân cư Trung Sơn bất chấp sự kháng cự của họ, song ông đã cho thảm sát các gia tộc ủng hộ việc giết chết Thác Bạt Cô. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, quân của Thác Bạt Khuê đã mắc phải một bệnh dịch nghiêm trọng và có đến một nửa binh sĩ và vật nuôi bị chết. Khi các tướng của ông thuyết phục ông đình chỉ các chiến dịch, Thác Bạt Khuê từ chối.
 
Khoảng tết năm 398, khi Thác Bạt Khuê đã sẵn sàng tiến đánh Nghiệp Thành, người trấn thủ Nghiệp Thành là [[Mộ Dung Đức]] đã bỏ thành và chạy về phía nam Hoàng Hà để đến Hoạt Đài (滑台, nay thuộc [[An Dương (địa cấp thị)|An Dương]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]]), và lập ra nước [[Nam Yên]]. Thác Bạt Khuê sau đó đã để Thác Bạt Nghi và Tố Hòa Bạt (素和跋) cai quản lãnh thổ cũ của Hậu Yên còn mình trở về Thịnh Lạc. Để tăng cường thông tin và sự kiểm soát, Thác Bạt Khuê cho mở đường giữa Vọng Đô (望都, nay thuộc [[Bảo Định, Hà Bắc|Bảo Định]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]) và Đại (代, nay thuộc [[Trương Gia Khẩu]], Hà Bắc), qua [[Thái Hành Sơn]]. Tuy nhiên, ngay sau đó ông đã triệu hồi Thác Bạt Nghi về làm thừa tướng và thay thế vị trí của Nghi bằng một người họ hàng là Lược Dương công Thác Bạt Tuân (拓拔遵).
 
Vào mùa hè năm 398, Thác Bạt Khuê đã tính đến việc phục hồi lại quốc hiệu Đại, song vì nghe theo lời của [[Thôi Hoành]] (崔宏), ông vẫn giữ quốc hiệu Ngụy. Thác Bạt Khuê dời đô từ Thịnh Lạc về phía nam đến Bình Thành (平城, nay thuộc [[Đại Đồng, Sơn Tây|Đại Đồng]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]]), để gần hơn về mặt địa lý với các lãnh thổ chinh phục được. Ông cũng ban hành các chiếu chỉ chuẩn hóa đo lường trong cả nước, và lập ra các lễ kỉ niệm chính thức dựa trên các truyền thống của [[người Hán]] và người [[Tiên Ti]].