Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Cung Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 31:
| thông tin niên hiệu = ẩn
| niên hiệu = Đức Hữu
| thời gian của niên hiệu = 1275-4/1276
| thụy hiệu = Hiếu cung Ý Thánh hoàng đế<br />孝恭懿圣皇帝
| vợ = Xem văn bản
| thông tin con cái =
| con cái = Xem văn bản
Dòng 61:
== Vua mất nước ==
 
Ngày Giáp Thân ([[13 tháng 8]]), Tạ thái hậu phong vương cho các con của Độ Tông; [[Tống Đoan Tông|Triệu Thị]] làm Cát vương; [[Triệu Bính]] làm Tín vương. Ngày Bính Tuất ([[15 tháng 8]]), tôn Tạ thái hậu là thái hoàng thái hậu, Toàn hoàng hậu trở thành hoàng thái hậu<ref name="TTTTG180" />.
 
Lúc này thì Tương Dương, Phàn Thành đã thất thủ, Lưỡng Hoài hầu như bị quân Nguyên kiểm soát. Kinh Hồ chế trí sứ [[Uông Lập Tín]] dâng thư lên Tự Đạo bàn hai kế sách giữ nước (tập hợp binh mã và tạm xin hòa hoãn) nhưng Tự Đạo không nghe, mắng Lập Tín là thằng mù<ref>Vì [[Uông Lập Tín]] đã bị bắn chột một mắt</ref>.
Dòng 71:
Đầu năm [[1275]], quân Nguyên lại đánh vào Giang châu, tướng [[Trần Nghiêm Dạ]] bỏ trốn; [[Hồ Mộng Lân]] tự sát, Giang châu thất thủ. [[Phạm Văn Hổ]] lúc này là tri An Khánh quân cũng đã đầu hàng. [[Giả Tự Đạo]] trước đó mặt dù đã nhận lệnh ra trận đốc sư nhưng cứ nấn ná không dám đi. Đến lúc [[Lưu Chỉnh]] chết, Tự Đạo nghĩ quân Nguyên không còn người dẫn đường bèn ra quân đánh giặc. Tập trung 13 vạn tinh binh cùng lên đường. Tự Đạo liên hệ với [[Lã Sư Quỳ]] bàn việc nghị hòa nhưng không được. Tháng 2 ÂL năm đó, [[Hạ Quý]] đưa quân đến hội với Tự Đạo. Lại lấy [[Uông Lập Tín]] làm Giang Hoài chiêu thảo sứ, lệnh mộ binh ở Kiến Khang. Lập Tín nhận lệnh, đưa quân đến hội với Tự Đạo ở Vu Hồ. Tự Đạo sau đó cử [[Tống Kinh]] đến doanh trại quân Nguyên xin xưng thần, triều cống nhưng [[Bá Nhan]] không cho.
 
Sau đó quân Nguyên tiếp tục tiến quân, vây khốn Trì châu, tướng [[Triệu Mão]] tuẫn tiết. [[Giả Tự Đạo]] lựa chọn 7 vạn quân giao cho [[Tôn Hổ Thần]] chỉ huy, lệnh [[Hạ Quý]] đem 2500 chiến thuyền theo đường sông tiến đánh quân Nguyên, còn mình đóng ở Lỗ Cảng làm hậu ứng. [[Tôn Hổ Thần]] ra trận thất lợi, [[Hạ Quý]] ngồi nhìn không cứu. [[Bá Nhan]] cho pháo bắn vào Trung quân, [[A Thuật]] cùng mấy ngàn tay chèo theo dòng nước đến sát bên thuyền quân Tống. Tướng tiên phong bên Tống là [[Khương Tài]] liều sức chống trả, Hổ Thần sợ hãi, bỗng nhiên nhảy sang thuyền [[Khương Tài]]. Quân sĩ nghĩ Hổ Thần đã chạy nên rất hoảng loạn. [[Hạ Quý]] không đánh mà bỏ chạy. [[Giả Tự Đạo]] cũng thu quân về Chu Kim Sa, giữa đường bị quân Nguyên đuổi riết, thương vong vô số. Tự Đạo hỏi kế Hạ Quý, [[Hạ Quý]] đề nghị rút quân về Dương châu, nghênh giá ra biển, còn mình sẽ ở lại giữ Hoài Tây. Tự Đạo bèn cùng [[Tôn Hổ Thần]] lui về Dương châu, cho treo cờ triệu tập ba quân mà chả ai thèm đến<ref name="TTTTG181" />. Quân Nguyên đánh vào Nhiêu châu, Lâm Giang, Trấn Giang, Ninh Quốc, Long Hưng, Giang Âm, các châu Thái Bình, Hòa châu lần lượt bị mất.
 
[[Giả Tự Đạo]] dâng sớ xin dời đô, thái hoàng thái hậu không theo, đến tháng 3 ÂL [[Hàn Chấn]] cũng dâng biểu, thái hoàng thái hậu mới triệu tập quần thần bàn định. Tể tướng [[Vương Dược]] muốn cố thủ, [[Hàn Chấn]] phản đối và bỏ đi. Khi đó có thái học sinh dâng biểu xin tử thủ Lâm An, việc dời đô mới phải hoãn lại. Lúc này chư lộ vẫn bất động chờ thời, không dám đưa quân cần vương, chỉ có [[Lý Đình Chi]], [[Trương Thế Kiệt]], [[Văn Thiên Trường]], [[Lý Phất]] đem quân về cứu. Thế Kiệt đưa quân lấy lại Nhiêu châu thì [[Trần Nghi Trung]] nghi ngờ Thế Kiệt nên dời ông tới điều khiển tân quân. Hữu thừa tướng [[Chương Giám]] bỏ trốn<ref name="TS47" />, triều đình lấy [[Trần Nghi Trung]] tri Xu mật viện sự.
Dòng 108:
== Nghi vấn về huyết thống với Nguyên Thuận Đế ==
 
Hậu thế có lời lan truyền về việc [[Nguyên Thuận Đế]] Thỏa Hoàn Thiếp Mộc Nhĩ chính là con trai nhỏ của [[Tống Cung Đế]]. Theo Thuận Đế kỉ trong [[Nguyên sử]] thì vào năm [[1330]], Thỏa Hoàn đã từng bị chú là [[Nguyên Văn Tông]] đày đến [[Cao Ly]] rồi Tĩnh Giang<ref>''[[Nguyên sử]]'', [[:zh:s:元史/卷038|quyển 38]]</ref>. Có lời đồn rằng việc Thuận Đế bị lưu đày là do ông ta không phải là dòng dõi triều Nguyên. [[Nguyên Văn Tông]] dẫn lời người chồng của nhũ mẫu Thỏa Hoàn rằng Thỏa Hoàn không phải là con của [[Nguyên Minh Tông]] Hòa Thế Lạt rồi bố cáo trong ngoài về việc này, sau đó lưu đày Thỏa Hoàn. Sử gia [[Nhân Quyền Hành]] vào cuối thời Nguyên, đầu thời Minh viết quyển Canh Thân ngoại sử, trong đó kể lại rằng lúc Doanh Quốc công ở chùa Thập Tự (tức Trương Dịch Đại tự) đã thành thân với một nữ tử có tên là Hồi Hồi. Tháng 4 ÂL năm Diên Hựu thứ 7 đời [[Nguyên Anh Tông]] (tức [[25 tháng 5]] năm [[1320]]), Hồi Hồi sinh một người con trai chính là Thỏa Hoàn Thiếp Mục Nhĩ. Lúc này con trai trưởng của [[Nguyên Vũ Tông]] là Chu vương Hòa Thế Lạt, tức [[Nguyên Minh Tông]] về sau, lưu vong ở miền Tây Bắc có ghé qua chùa này và gặp được người con trai nhỏ của Doanh Quốc công, cảm thấy vui mừng nên nhận làm con mình, sau đó lấy luôn người mẹ<ref>[[Nhân Quyền Hành]], ''Canh Thân ngoại sử''</ref>. Vào thời Minh người ta bàn luận rất nhiều về sự việc này. Quyển Tứ Khố đề yếu viết vào thời [[nhà Thanh]] cho rằng việc Nguyên Thuận Đế là con của Tống Cung Đế thực ra chỉ là câu chuyện bịa đặt của những người dân Tống mất nước, họ níu giữ một hi vọng rằng người ngự trên ngai vàng vẫn mang dòng máu họ Triệu, còn bọn người thời Minh lại ra sức làm cho câu chuyện lan truyền rộng hơn. Các học giả cận đại lập luận rằng nếu câu chuyện có thật thì Doanh quốc công có lẽ trước lúc đến sống tại Cam châu đã từng đến địa giới Cát Tư, Cát Lợi của Khiêm Châu<ref>Nằm vào khoảng thượng lưu Diệp Ni Tắc Hà</ref> và lúc đó Chu vương Hòa Thế Lạt từ Thiểm Tây đến A Nhĩ Thái Sơn (Kim Sơn) lưu vong tại đất phong của [[Sát Hợp Đài]] là vùng tiếp cận với Khiêm châu.
 
== Gia đình ==