Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Holoco (thảo luận | đóng góp)
Holoco (thảo luận | đóng góp)
Dòng 106:
::"''Đức là gốc, tài sản là ngọn. Nếu như bỏ gốc mà lấy ngọn, thì sẽ tranh lợi với dân, cướp bóc dân. Nếu ở trên phản lại lòng dân, chỉ biết phát ra những mệnh lệnh trái lẽ, chỉ lo tích tụ tài sản châu báu ngọc ngà, thì dân chúng sẽ đối xử lại bằng những điều phản nghịch, khiến cho triều đình ngày một khánh kiệt''".<ref name="ReferenceB">Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 33</ref>".
 
Việc cai trị bằng nhân nghĩa, bằng cách giáo dục quần chúng để họ tự giác sẽ tốt hơn dùng hình pháp ép buộc người dân tuân thủ luật pháp. Khổng Tử nói: "''Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 123</ref>''". Khi quan hệ giữa con người trong xã hội tốt đẹp thì không cần đến sự can thiệp của luật pháp. Khổng Tử nói: "''thẩm tra xét xử công án thì năng lực của ta cũng như người khác thôi. Điều mà ta mong muốn tâm đắc là người ta đừng có đi kiện tụng nữa. Phải để cho những kẻ giấu giếm sự thật không dám khua môi múa mép, không dám cậy thế đè người, ức hiếp hãm hại người hiền; khiến cho dân chúng hoàn toàn tâm phục. Thế mới gọi là hiểu được cái gốc của đạo lý.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 19</ref>. Đây là quan niệm cai trị mang tính nhân bản của Khổng Tử tuy rằng trên thực tế đến ngày nay lý tưởng của ông nhân loại vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu. Để thựcthi hành nhânNhân trị khiến dân kính trọng, trung thành với nhà nước và tự động viên nhau làm điều tốt thì nhà cầm quyền phải "''Có thái độ nghiêm túc, đoan chính đối với mọi việc của dân chúng thì dân chúng kính trọng. Hiếu thuận với cha mẹ, hiền từ với già trẻ, gái trai thì dân chúng sẽ trung thành. Sử dụng cất nhắc người tốt, giáo dục người không có năng lực thì dân chúng sẽ tự động viên, cổ vũ nhau làm điều tốt.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 138</ref>''".
 
Thuật lãnh đạo của Nho giáo đề cao những lãnh đạo biết quý trọng tài năng, biết dùng người. Lãnh đạo thiếu tài năng nhưng biết dùng người vẫn thành công. Ngược lại, lãnh đạo dù tài năng nhưng không biết dùng người cũng thất bại. Sách Đại Học viết "''Một vị đại thần dù chẳng có tài gì khác, nhưng có tấm lòng quảng đại, bao dung; thấy người khác có tài năng, hiền đức, đại thần đó kính phục từ trong tâm, thì vị đó có thể dung nạp người hiền tài, nên có thể che chở con cháu, xã tắc và nhân dân của ta. Đại thần đó đối với ta rất có ích lắm thay! Còn kẻ làm tôi thấy người khác có tài năng thì đem lòng đố kỵ, ghen ghét; làm điều khó dễ, khiến cho người ấy không được vua biết tới, không thành công trong mọi việc, thì loại người này hết sức nguy hiểm cho con cháu, xã tắc và nhân dân của ta!<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 33-34</ref>''".