Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Holoco (thảo luận | đóng góp)
Holoco (thảo luận | đóng góp)
Dòng 245:
Do giáo dục được coi trọng, người có kiến thức và văn hóa được xã hội tôn trọng. Từ xưa đến nay, dù là quý tộc hay dân thường, dù giàu hay nghèo thì đều tìm mọi cách đưa con cháu đi học để thành người có đạo đức và tri thức. Địa vị của người thầy rất cao, dân gian có nhiều cách nói về tôn trọng người thầy, ví dụ như ''“Tôn sư bất luận quý tiện bần phú”'' (bất kể giàu nghèo sang hèn đều phải tôn trọng người thầy), ''“nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ”'' (Một ngày làm thầy, cả đời làm cha)... Từ thường dân đến [[hoàng đế]] đều rất tôn trọng người thầy, thể hiện trong mọi mặt cuộc sống xã hội. Hiện nay, một số nước như [[Trung Quốc]] chọn ngày 10/9, [[Đài Loan]] chọn ngày 28/9, [[Việt Nam]] chọn ngày 20/11... làm [[Ngày Nhà giáo]] để thể hiện sự tôn trọng đối với nghề giáo. Ví dụ, Ngày Nhà giáo tại Đài Loan là một ngày lễ rất lớn, được tổ chức ở hầu khắp các [[đền thờ Khổng Tử]], lễ này còn được gọi là [[Tế Khổng Đại Điển]] (祭孔大典), được chỉ đạo tổ chức bởi hậu duệ đứng đầu dòng họ Khổng của [[Khổng Tử]] (người này được chính quyền Đài Loan tặng chức vụ danh dự ''"Đại thành chí thánh tiên sư phụng tự quan"'' và cấp ngân sách cho việc tế tự Khổng Tử). Trong buổi lễ luôn có phần trao giải thưởng cho các nhà giáo có nhiều cống hiến quý giá cho nền giáo dục.
 
Khổng Tử là nhà giáo dục vĩ đại. Ông tin rằng giáo dục có sức mạnh thay đổi thế giới chẳng kém gì quyền lực chính trị. Có người hỏi ông tại sao không ra làm quan , tham dự hoạt động chính trị. Khổng Tử trả lời: "''Sách Kinh Thi có nói: Chỉ có hiếu thuận với cha mẹ, thân ái với anh em, đem tinh thần này phổ biến ra nơi chính trường. Như vậy cũng là đã tham dự chính trị rồi, sao cứ phải ra làm quan mới là tham dự chính trị ?<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 139</ref>''". Trên thực tế chính trị gia dùng quyền lực của mình bắt xã hội đi theo con đường họ cho là đúng với mong muốn xây dựng xã hội tốt đẹp hơn nhưng cái họ tạo ra có khi là thứ tồi tệ hơn. Trong khi đó chính giáo dục sẽ khiến dân chúng giác ngộ và tự thay đổi cho tốt đẹp hơn. Mỗi người tốt hơn thì xã hội tốt hơn.
 
Triết lý giáo dục của Nho giáo chủ trương giáo dục toàn diện để tạo ra con người hoàn thiện, tài đức vẹn toàn chứ không phải đào tạo thiên lệch để tạo ra loại người chuyên làm một công việc nào đó. Khổng Tử nói: "''Người quân tử không thể giống như khí cụ là chỉ có một tác dụng.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 131</ref>''".