Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Holoco (thảo luận | đóng góp)
Holoco (thảo luận | đóng góp)
Dòng 59:
 
===Lễ nghi===
Nho giáo rất xem trọng '''Lễ nghi''' vì nó là biểu hiện của một xã hội văn minh và có trật tự. "Lễ" là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng hoặc với những định chế xã hội và để nhận được sự tôn trọng của xã hội. Việc giữ Lễ là một cách tu thân và chứng tỏ con người biết tuân thủ những nguyên tắc đạo đức trong quan hệ với người xung quanh. Một xã hội không biết giữ Lễ là xã hội hỗn loạn, kém văn minh và suy đồi. Lễ giáo phai nhạt cũng là biểu hiện các mối quan hệ giữa con người trong xã hội đã xấu đi, [[trật tự xã hội]] đã suy yếu. Mỗi xã hội, mỗi thời đại đều có những nghi thức của riêng nó nhưng chung quy không xã hội văn minh nào có thể bỏ đi những lễ nghi mà chỉ thay đổi đối tượng, mục đích hoặc hình thức. Lễ nghi sẽ tạo ra một xã hội hài hòa trong đó mọi người đều tự tiết chế trong mối quan hệ giữa người với người, không để những cảm xúc tiêu cực biến thành hành động mạo phạm, bất kính với người khác. Hữu Tử nói: "''Tác dụng của lễ đạt được sự thống nhất, hài hòa mới là đáng quý. Phương pháp trị nước của những bậc vua hiền thời cổ đại có đúng đắn là ở chỗ này: việc lớn việc nhỏ đều tuân thủ nguyên tắc hài hòa. Nhưng có điều không nên làm: chỉ biết hài hòa là quý, rồi trong mọi việc chỉ biết hài hòa, không lấy lễ nghĩa để tiết chế thì việc gì cũng không xong.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 116</ref>''". Mỗi xã hội, mỗi thời đại đều có những nghi thức của riêng nó nhưng chung quy không xã hội văn minh nào có thể bỏ đi những lễ nghi mà chỉ thay đổi đối tượng, mục đích hoặc hình thức.
 
Nho giáo chủ trương lễ nghi phải phù hợp với địa vị xã hội, công lao, đức độ, tài năng, tuổi tác của người hành lễ và người nhận lễ. Ví dụ như "''Nếu cha là quan đại phu, con là kẻ sĩ, khi cha chết thì dùng lễ của quan đại phu mà chôn cất cha, dùng lễ của kẻ sĩ thờ cúng cha.''"<ref name=tuthu70>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 70</ref> hoặc "''Khi cử hành tế lễ ở tông miếu, phải biết sắp xếp bài vị đúng thứ tự, theo đẳng cấp thứ bậc tước vị đã được ông cha quy định, nhằm phân biệt rõ công lao, đức độ, tài năng. Khi mọi người cùng uống rượu thì người ít tuổi, thứ bậc thấp mời người nhiều tuổi, thứ bậc cao trước. Mục đích là đem lễ nghĩa về chữ hiếu quán triệt đến người ít tuổi.''"<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 71-72</ref>. Tuy nhiên cũng có những quy tắc chung mà từ quân vương đến thứ dân đều phải tuân thủ như "''Phép để tang ba năm thực hiện từ thứ dân cho đến [[thiên tử]] (vua). Để tang cha mẹ phải là ba năm, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, tất cả đều như nhau (bởi con người trong 3 năm đầu đời đều "đói không thể tự ăn, rét không thể tự mặc", tất cả đều phải nhờ do cha mẹ khổ công nuôi nấng)''".<ref name=tuthu70/>