Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuyết tương đối rộng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Wkpda (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
[[Tập tin:SN Refsdal and MACS J11496+2223 by Hubble.jpg<!--UZC J224030.2+032131.jpg-->|nhỏ|phải|250px|Hiệu ứng [[thấu kính hấp dẫn]] tạo ra 4 ảnh của cùng 1 [[siêu tân tinh]] SN Refsdal.]]
 
'''Thuyết tương đối rộng''' hay '''thuyết tương đối tổng quát''' ([[tiếng Anh]]: ''general relativity'' hay ''the general theory of relativity'') là [[vật lý lý thuyết|lý thuyết]] [[hình học vi phân|hình học]] của [[tương tác hấp dẫn|lực hấp dẫn]] do nhà vật lý [[Albert Einstein]] công bố vào năm 1916<ref>{{chú thích web|title=Nobel Prize Biography|url=http://www.nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/1921/einstein-bio.html|work=Nobel Prize Biography|publisher=Nobel Foundation|accessdate=25 tháng 2, 2011}}</ref> và hiện tại được coi là lý thuyết miêu tả hấp dẫn thành công của [[vật lý hiện đại]]. Thuyết tương đối tổng quát thống nhất [[thuyết tương đối hẹp]] và [[định luật vạn vật hấp dẫn của Newton]], đồng thời nó miêu tả lực hấp dẫn (trường hấp dẫn) như là một tính chất hình học của [[không gian]] và [[thời gian]], hoặc [[Không-thời gian|không thời gian]]. Đặc biệt, [[độ cong]] của không thời gian có liên hệ chặt chẽ trực tiếp với [[năng lượng]] và [[động lượng]] của [[vật chất]] và [[bức xạ]]. Liên hệ này được xác định bằng [[phương trình trường Einstein]], một hệ [[Phương trình vi phân riêng phần|phương trình đạo hàm riêng phi tuyến]].
 
Nhiều tiên đoán và hệ quả của thuyết tương đối rộng khác biệt hẳn so với kết quả của vật lý cổ điển, đặc biệt khi đề cập đến sự trôi đi của thời gian, hình học của không gian, chuyển động của vật thể khi [[rơi tự do]] và sự lan truyền của [[ánh sáng]]. Những sự khác biệt như vậy bao gồm sự giãn thời gian do hấp dẫn, [[thấu kính hấp dẫn]], dịch chuyển đỏ do hấp dẫn của ánh sáng, và sự trễ thời gian do hấp dẫn. Mọi quan sát và thí nghiệm đều [[Các kiểm nghiệm thuyết tương đối rộng|xác nhận]] các hiệu ứng này cho tới nay. Mặc dù có một số lý thuyết khác về lực hấp dẫn cũng được nêu ra, nhưng lý thuyết tương đối tổng quát là một lý thuyết đơn giản nhất phù hợp các dữ liệu thực nghiệm. Tuy thế, vẫn còn tồn tại những câu hỏi mở, căn bản nhất như các nhà vật lý chưa biết làm thế nào kết hợp thuyết tương đối rộng với các định luật của [[cơ học lượng tử|vật lý lượng tử]] nhằm tạo ra một lý thuyết đầy đủ và nhất quán là thuyết hấp dẫn lượng tử.