Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ hóa dư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
''Từ dư phi từ trễ'' hay từ dư Anhysteretic, được định nghĩa là ''từ dư phòng thí nghiệm'' (laboratory remanence), và trình bày theo '''''Vật lý Vui''''' thì như sau.
 
Thật tuyệt vời khi có từ dư để làm ra đĩa&băng ghi lại muôn thứ thông tin. Nhưng ''đĩa cứng'' ghi dãy ngàn số 0 như thế nào? Chắc chắn không phải là bằng một từ trường ''yên tĩnh'' cho đoạn đó, mà phải mã hóa thế nào đó thành dãy xung biểu thị ''ngàn số 0'', và nó khác với dãy ''ngàn số 1'' theo kiểu nào đó. Dù với cách mã hóa nào, thì ''ghi số'' (digital) lên ''đường ghi từ'' vẫn thuận lợi, ấy là trao cho các vi ''nam châm'' ghi lại trạng thái logic 1 và 0 ở mức ''từ dư bão hòa'', với phương từ hóa quay lên hoặc quay xuống lớp nền, hoặc theo chiều hay ngược chiều chuyển động của đường ghi.
 
Các băng từ ghi ''tín hiệu tương tự'' phổ biến hồi trước đây đối mặt với ''méo phi tuyến'' do từ trễ gây ra. Việc thu âm từ mic rồi khuếch đại và ghi lên băng, thì phải không được chạm phần bão hòa của đường từ hóa, phải xóa được lịch sử từ hóa, tránh đoạn phi tuyến ở gần mức 0, sao cho cường độ từ trường của vi [[nam châm]] ở tỷ lệ đúng với mức tín hiệu đã thu mic.