Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nuôi dê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GHA-WDAS (thảo luận | đóng góp)
n Bot: performed general fixes, WP:CHECKWIKI error fixes using AWB
Dòng 15:
Con dê là hữu ích cho con người kể cả khi nó được sống và khi nó chết, đầu tiên như là một loài cung cấp sữa, phân bón, và chất xơ, và sau đó làm thịt. Một số tổ chức từ thiện cung cấp dê cho người dân nghèo ở các nước nghèo, vì dê là dễ dàng hơn và rẻ hơn để quản lý hơn so với bò, và được sử dụng nhiều ví dụ như ở Việt Nam có chương trình cấp dê cho hộ nghèo nhưng đã bị chủ tịch xã chiếm đoạt. Chăn nuôi dê thay đổi theo vùng và văn hóa. Trong lịch sử, dê nhà đã thường giữ trong bầy mà đi lang thang trên đồi, khu chăn thả gia súc khác.
 
Ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu và Bắc Mỹ, các giống khác nhau của dê được nuôi để lấy sữa và sản xuất thịt. Đối với nông dân sản xuất nhỏ ở nhiều quốc gia dê là vật nuôi quan trọng. Ở Ấn Độ, Nepal, và phần lớn châu Á, dê được nuôi chủ yếu để sản xuất sữa, cả trong các hệ thống thương mại và hộ gia đình. Ở châu Phi và Trung Đông, dê thường được chạy rông trong đàn chiên. Điều này tối đa hóa sản xuất cho mỗi mẫu Anh, dê và cừu thích cây lương thực khác nhau. Nhiều loại dê nuôi được tìm thấy ở Ethiopia.
 
Đàn dê gia tăng nhanh từ năm 1992 đến năm 2000, nhưng sau đó lại giảm, chủ yếu ở các nước đang phát triển, đàn dê có gia tăng nhưng chưa đều, có thời gian bị giảm. Năm 2001, trên thế giới số lượng dê chỉ bằng 65,5% số lượng cừu. Thịt dê có ít mỡ hơn thịt bò và cừu và mỡ phân phối đều khắp quày thịt. Thêm vào đó mỡ dê có ít acid béo bão hòa và cholesterol hơn mỡ bò và mỡ cừu. Sữa dê có giá trị dinh dưỡng tương tự như sữa bò nhưng có tỉ lệ các hạt chất béo nhỏ cao hơn sữa bò nên dễ tiêu hóa hơn. Thêm vào đó sữa dê có chứa một số chất chống dị ứng nên có thể sử dụng cho các tạng người dễ bị dị ứng với sữa bò. Do đó ngày càng nhiều người dân Âu, Mỹ lưu tâm đến thịt và sữa dê.
Dòng 63:
==Đặc điểm==
[[Tập tin:She-goat J1.jpg|300px|nhỏ|phải|Một con dê đang ăn cỏ]]
Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao sinh sản nhanh<ref name="source2">{{chú thích web | url = http://vtc16.vn/chan-nuoi-c24/tra-vinh-nuoi-de-ven-bien-cho-thu-nhap-cao-i2287.htm | tiêu đề = Trà Vinh: Nuôi dê ven biển cho thu nhập cao | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref><ref name="source3">{{chú thích web | url = http://infonet.vn/giau-nuoi-cho-kho-nuoi-de-post157078.info | tiêu đề = 'Giàu nuôi chó, khó nuôi dê' | author = | ngày = 27 tháng 1 năm 2015 | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = infonet.vn | ngôn ngữ = }}</ref>, hai năm sinh sản khoảng 3 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 3 con. Bên cạnh đặc tính dễ dãi trong ăn uống và thuận lợi trong dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, thì dê còn là con vật dễ nhân đàn<ref name="source4">{{chú thích web | url = http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201502/vui-buon-voi-nghe-nuoi-de-2371163/ | tiêu đề = Vui buồn với nghề nuôi dê | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Đồng Nai | ngôn ngữ = }}</ref>. Thời gian dê con trưởng thành và cho sinh sản chỉ từ 7 đến 12 tháng, thời điểm này con dê sẽ đạt trọng lượng từ 30-35kg30–35&nbsp;kg/con. Trung bình một năm dê cái sinh 02 lứa, mỗi lứa từ 2 – 3 con, mỗi lứa, dê mẹ thường đẻ 4-6 con nên đàn dê cũng vì thế mà tăng số lượng nhanh chóng<ref name="source5">{{chú thích web | url = http://www.hoinongdan.org.vn/nha-nong-can-biet/7430-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BA%A7n-ch%C3%BA-%C3%BD-khi-nu%C3%B4i-d%C3%AA.html | tiêu đề = Một số điểm cần chú ý khi nuôi dê | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = Hội Nông dân Việt Nam | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Dê là con vật dễ nuôi, chuồng trại đơn giản nên mô hình này phù hợp với những hộ ít vốn.Chúng ít bị ốm sức đề kháng cao chăn thả tự kiếm cỏ ngoài đồng không cần thức ăn tinh bổ sung nên chăn nuôi không vất vả và tốn kém như nuôi vịt<ref>{{chú thích web | url = http://www.hoinongdanhungyen.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4669:nuoi-de-hng-lam-giau-mi-tan-tin&catid=58:muon-cach-lam-giau&Itemid=37 | tiêu đề = Nuôi dê – hướng làm giàu mới ở Tân Tiến | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> tuy vậy dê cũng khá nhạy cảm, dễ bị bệnh, nên khi nuôi các gia đình cũng cần phải thường xuyên quét dọn chuồng trại, phát hiện, cách ly và chữa trị kịp thời những con dê bị bệnh để tránh lây nhiễm, gây thiệt hại cho cả đàn<ref>{{chú thích web | url = http://bdt.bacgiang.gov.vn/node/583 | tiêu đề = Mô hình chăn nuôi dê ở xã đặc biệt khó khăn cho thu nhập kinh tế cao | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Nuôi dê chỉ đầu tư về con giống, còn nguồn thức ăn đã có sẵn trong tự nhiên, chỉ cần bỏ công sức và thời gian để cắt lá cây, có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như [[rau muống]], [[cỏ]] dại<ref name="source2"/>. Chúng lại chịu khó leo trèo, tìm kiếm thức ăn ở những nơi có địa hình heo hút, hiểm trở<ref>{{chú thích web | url = http://infonet.vn/nam-mui-noi-chuyen-nuoi-de-post158694.info | tiêu đề = Năm Mùi nói chuyện nuôi dê | author = | ngày = 22 tháng 2 năm 2015 | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = infonet.vn | ngôn ngữ = }}</ref>. Bên cạnh đó, do dê là loại vật có đặc tính ưa sạch sẽ nên những thức ăn đã bị dẫm đạp lên là chúng không ăn<ref name="source4"/>. Thức ăn cho dê phải khô ráo, không hôi mốc, sạch không lẫn đất cát; phải để nước sạch trong chuồng để dê uống khi khát<ref name="source11">{{chú thích web | url = http://sonongnghiep.bentre.gov.vn/index.php/nong-lam/chan-nuoi-bt/giong-vat-nuoi/649-thu-nhp-kha-cao-nh-nuoi-de-tht | tiêu đề = Thu nhập khá cao nhờ nuôi dê thịt | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Dê ăn thức ăn chủ yếu từ cây cỏ tự nhiên như cây [[keo]], [[dâm bụt]], [[lá mít]]. Thức ăn cho dê rất đa dạng gồm các loại [[cây bụi]], cỏ trồng, cỏ mọc tự nhiên, các loại lá cây như [[so đũa]], [[mít]], [[chuối]], [[sầu đâu]], [[keo dậu]], [[dâm bụt]], phế phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây ngô, ngọn mía, dây đậu, các loại củ quả như khoai lang, bí đỏ, chuối, thức ăn tinh, thức ăn khoáng. Thức ăn thô xanh thường chiếm khoảng 55 – 70% khẩu phần ăn của dê<ref name="source5"/>. Bên cạnh đó còn có các loại lá gòn, mít, cỏ, rau lan.
Dòng 80:
Việc áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi rất quan trọng. Người nuôi dê phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Vì là loại động vật không ưa độ ẩm cao nên chuồng trại cho dê cần phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Khi làm chuồng, tùy theo đặc điểm từng vùng, từng nhà cụ thể mà xác định vị trí và hướng chuồng thích hợp để tận dụng yếu tố thuận lợi và hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với dê. Trước chuồng nuôi cần có khoảng sân rộng để theo dõi, quản lý đàn dê, cũng như khi bắt dê để kiểm tra, phối giống, cho ăn và phòng trị bệnh<ref name="source11"/><ref name="source16"/>.
[[Tập tin:Barranquilla Zoológico Cabras.jpg|300px|nhỏ|phải|Chuồng dê]]
Chuồng dê có thể là căn nhà hoặc lán trại đơn giản nhưng phải đảm bảo ở nơi khô ráo, sạch sẽ thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Nền chuồng phải phẳng, nhẵn để dễ vệ sinh, có rãnh thoát phân và nước tiểu. Chuồng dê tốt nhất nên làm hướng Đông Nam để mát về mùa hè ấm về mùa đông. Cũi, lồng, chuồng dê: có thể làm bằng tre, gỗ, tầm vong hay tận dụng vật liệu sẵn có. Tất cả đều phải chắc chắn, gọn gàng không để dê chui qua, lọt chân. Sàn chuồng phải cách mặt đất từ 50–80 &nbsp;cm. Chuồng nuôi cần đảm bảo diện tích: Dê đực giống: 1,5 -2 m2, dê thịt 0,6m2. Sân chơi: là phần nền đất, tiếp giáp với chuồng có hàng rào bảo vệ. Khu vực sân chơi phải quang đãng, thoáng mát, có bóng râm, phẳng không đọng nước. Sân chơi thường có diện tích rộng bằng 3 lần diện tích chuồng nuôi<ref name="source16"/>.
===Sinh sản===
Tránh cho dê giao phối đồng chủng để bảo đảm năng suất, chất lượng con giống<ref name="source16"/>. Khi dê đực con nuôi thời gian khoảng 4 tháng tuổi ra nuôi riêng với dê cái. Đối với dê cái phối giống lần đầu ở thời điểm nuôi từ 7 – 8 tháng tuổi. Không dùng dê đực giống là bố, dê cái là con hoặc cháu, đực giống là anh, dê cái là em cho phối giống với nhau để tránh hiện tượng trùng huyết. Trong thời gian dê có chửa tránh dồn đuổi, đánh đập và không nhốt chung với dê đực để tránh bị dê đực nhảy, dễ sảy thai<ref name="source11"/>.
 
Dê mẹ sinh con sau 15 ngày là có thể tách dê con ra và bắt đầu khai thác sữa, sữa dê được cho là bổ dưỡng hơn sữa bò, giá cao và Sữa dê rất quý, nó bổ hơn sữa bò<ref>{{chú thích web | url = http://baodongnai.com.vn/tintuc/201408/nuoi-de-lay-sua-lai-cao-2331280/ | tiêu đề = Nuôi dê lấy sữa lãi cao | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Đồng Nai | ngôn ngữ = }}</ref>, mỗi con dê cái có thể lấy từ 1,5 lít sữa trở lên<ref>{{chú thích web | url = http://www.baoangiang.com.vn/Chuyen-muc-khac/Tin-trong-tinh/Nuoi-de-Huong-i-moi-trong-chan-nuoi.html | tiêu đề = Nuôi dê – Hướng đi mới trong chăn nuôi | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>, người ta thu từ 1 con dê tới hơn 4 lít sữa/ngày. Đối với dê chửa lần đầu cần xoa bóp nhẹ đầu vú để kích thích tuyến sữa phát triển<ref>{{chú thích web | url = http://sonongnghiep.bentre.gov.vn/index.php/nong-lam/chan-nuoi-bt/ky-thuat-chan-nuoi-bt/444-k-thut-chn-nuoi-de | tiêu đề = Kỹ thuật chăn nuôi dê | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> kích thích tuyến sữa phát triển và tập cho dê quen dần với việc vắt sữa sau này. Đối với dê cái đã đẻ nhiều lứa, đang cho con bú hoặc đang vắt sữa cho dê bằng cách giảm dần số lần cho con bú hoặc vắt sữa từ một lần<ref>{{chú thích web | url = http://voer.edu.vn/c/ky-thuat-cham-soc-va-nuoi-duong-cac-loai-de/6f61de83/dc5c32bf | tiêu đề = Nghề nuôi dê: Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng các loại dê | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
===Dê sữa===
Nuôi dê sữa cũng không khác gì với nuôi dê thịt. Tuy nhiên, để đảm bảo cho đàn dê cho năng suất sữa cao thì chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo hơn, khẩu phần giàu chất dinh dưỡng hơn. Có thể nuôi chúng theo các phương thức khác nhau như: Nuôi thâm canh (tức là nuôi nhốt hoàn toàn). Hình thức nuôi bán thâm canh là phổ biến và phù hợp nhất. Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Thiếu thức ăn thô xanh, nhất là thức ăn thô xanh non ngon thì chất lượng sữa sẽ kém.
 
Thừa thức ăn tinh hỗn hợp thì không chỉ chất lượng sữa giảm, chi phí thức ăn tăng. Chế độ nuôi dưỡng dê sữa phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng. Nhu cầu vật chất khô của dê mẹ vào cuối kỳ có chửa giảm còn trung bình 2 &nbsp;kg/100 &nbsp;kg thể trọng. Sau đó, nhu cầu vật chất khô tăng và đạt mức cao nhất vào tuần lễ thứ 14-15 (trung bình 4,5 &nbsp;kg/100 &nbsp;kg thể trọng), bình quan nhu cầu vật chất khô của dê sữa khoảng 5-6% thể trọng là thích hợp. Dê nặng 30 &nbsp;kg cho 1 lít sữa ngày cần cho ăn cỏ lá xanh 3kg3&nbsp;kg. Nhưng dê nặng 50kg50&nbsp;kg cho 2 lít sữa/ngày, cần cho ăn cỏ lá xanh 4kg4&nbsp;kg.
==Chọn giống==
khâu chọn con giống là rất quan trọng. Cần chọn con giống có thân hình thanh mảnh, đầu nhỏ, da mỏng, lông mịn; dê đực phải có tầm vóc to, thân hình cân đối, khỏe mạnh, không khuyết tật, đầu to, trán rộng, bốn chân thẳng, khỏe, đi đứng vững chắc<ref name="source11"/>, những con đầu dài, trụi lông tai, xương nhỏ, lồng ngực hẹp thường yếu, hay mắc bệnh và khó nuôi. Cũng giống như các loại gia súc khác là phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ) kiểm tra cá thể con giống như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng.
 
Chọn những dê có ngoại hình đẹp, mình nở rộng, ngực sâu, thân hình cân đối khỏe mạnh, da mềm, lông bóng. Bầu vú nở rộng, cân đối, núm vú dài và đưa về phía trước có nhiều mạch máu nổi trên bầu vú. Bầu vú nở rộng và cân đối, gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước. Hai núm vú dài và đưa về phía trước (dài 4 - 6cm6&nbsp;cm), lông bầu vú càng mịn càng tốt, tĩnh mạch vú nhiều, nổi rõ và có nhiều gấp khúc (Không chọn những con dê cái có vú thịt, núm vú quá ngắn hoặc quá nhỏ vểnh sang hai bên) Chọn những con đực có ngoại hình đẹp, đầu cổ kết hợp hài hòa, thân mình cân đối khỏe mạnh, 4 chân vững chắc, hai dịch hoàn to đều, dáng nhanh nhẹn, tính hăng tốt. Một số giống dê cho sữa cao sản<ref name="skhcn.binhthuan.gov.vn"/><ref>{{chú thích web | url = http://danviet.vn/nong-thon-moi/nuoi-de-sua-tien-de-dau-cho-het-111423.html | tiêu đề = Nuôi dê sữa - tiền để đâu cho hết!? | author = | ngày = | ngày truy cập = 15 tháng 4 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay | ngôn ngữ = }}</ref><ref>http://elib.dostquangtri.gov.vn/thuvien/Include/TVDT.asp?option=4&CSDL=6&ID=2877&IDlinhvuc=1812</ref><ref>[http://www.khcnbinhduong.gov.vn/?s=AV&CateID=0zhjl6lAPx1GqQSIhfr0zw%3D%3D&ArtID=PnpHmgs7g%2BmlAmWnEQK28A%3D%3D Chọn con giống trong chăn nuôi dê]</ref><ref>{{chú thích web | url = http://vinhlong.agroviet.gov.vn/UserFiles/TrangWEBXTTM/HNS/Trang%20web/ktnuoide.html | tiêu đề = Untitled Document | author = | ngày = | ngày truy cập = | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>:
 
{| class="wikitable"
Dòng 231:
 
==Các giống==
* [[Dê Hà Lan]] hay là [[dê Boer]]: Giống dê này được nuôi từng bầy đàn lớn ở Ninh Thuận và nhiều tỉnh dọc các tỉnh duyên hải miền trung, nên còn gọi chúng bằng một tên khác là dê Phan Rang. Giống dê này có hai sắc lông đen trắng trên mình, có màu lông nâu, có vòng trắng quanh cổ. Lông đen phủ hết trọn phần cổ, lưng, hai bên hông và phần trên đuôi. Còn lông trắng ở mặt dưới của tai, ở hai sọc trên mặt chạy song song từ đầu đến mũi, phần bụng, và bốn khuỷu chân trở xuống. Với sắc lông này trông con dê Hà Lan hao hao giống con bò sữa Hà Lan, vừa thanh tú vừa sạch sẽ. Trọng lượng con cái trưởng thành nặng từ 90–100 &nbsp;kg/con, con đực 100–160 &nbsp;kg/con. Dê Boer có cơ bắp rất đầy đặn, sinh trưởng nhanh Dê Hà Lan cho nhiều sữa, nhưng đa số đều có chu kỳ sữa ngắn ngày. Do đó, nhiều người cho giống dê này lai với dê Bắc Thảo để năng suất sữa được cao hơn và chu kỳ sữa được dài hơn.
* [[Dê Saanen]] đọc như là ''Xa-nen'' là giống dê chuyên dụng sữa của [[Thụy Sĩ]]. Nó được nuôi ở ở Pháp nhiều nước châu Âu. Dê có màu lông trắng, tai vỉnh nhơ. Giống dê này có tầm vóc lớn, cân đối, thành thục sớm và cho sản lượng sữa cao, Chu kỳ tiết sữa của nó kéo dài 8 – 10 tháng và cho sản lượng sữa từ 800 – 1.000 lít.. Con đực khi 2 tuổi nặng 60kg60&nbsp;kg, 3-5 tuổi nặng 70kg70&nbsp;kg, có con còn nặng tới 100kg100&nbsp;kg. Dê cái thì nhỏ hơn, chỉ khoảng 50 – 60kg60&nbsp;kg, chúng có lông màu trắng, tai vểnh, năng suất sữa từ 1.000-1.200 lít/chu kỳ 290-300 ngày. Nó cũng đã được nhập vào Việt Nam. Hiện người ta lai nó với con Bách Thảo để tạo ra con lai có sản lượng sữa cao hơn từ 30-40%.
* [[Dê Beetal]] đọc là Bit-tơn: Dê Beetal có nguồn gốc từ Ấn Độ được nhập vào Việt Nam cùng lúc với dê Jumnapari; có màu lông đen huyền hoặc loang trắng, tai to cụp. Trọng lượng và khả năng cho sữa tương đương dê Jumnapari.
* [[Dê Jumnapari]] đọc như là ''Jămnapari'': Là giống dê sữa của Ấn Độ được nhập vào Việt Nam từ năm 1994, khả năng mỗi con cho sữa 1,4-1,6 lít /ngày với chu kỳ tiết sữa 180-185 ngày. Dê phàm ăn và chịu đựng tốt với thời tiết nóng bức. Chúng cũng xuất xứ tại Ấn Độ thân mình nhỏ hơn dê Bắc Thảo, nhưng năng suất sữa tốt.
* [[Dê Barbari]] đọc như là ''Bacbari'': Là giống dê sữa của Ấn Độ, khả năng mỗi con cho sữa tốt từ 0,9-1,2 lít/ngày với chu kỳ 145-148 ngày. Giống dê này mắn đẻ, mỗi năm cho 1,8 con/lứa và 1,7 lứa/năm. Dê trưởng thành nặng trung bình 30–35 &nbsp;kg/con. Dê có thân hình thon chắc, tạp ăn, chịu đựng kham khổ, hiền lành, phù hợp với hình thức chăn nhốt hoặc chăn thả, đặc biệt với người ít vốn nuôi giống dê này rất thích hợp. Đây là giống dê có thân hình cao to, mang sắc lông màu trắng. Nếu nuôi dưỡng tốt, con đực nặng trên 70kg70&nbsp;kg, còn dê cái khoảng từ 55kg55&nbsp;kg đến 60kg60&nbsp;kg. Đa số dê barbari có sắc lông vàng hay trắng, sừng ngắn tai nhỏ, mỏng và vểnh lên, dê đực có chòm râu cằm như dê cỏ. Giống dê này ăn ít, dễ nuôi lại hợp với thổ nhưỡng. Chúng còn có màu lông vàng loang trắng như hươu Sao, tai nhỏ thẳng. Trọng lượng trưởng thành 30–35 &nbsp;kg/con. Dê Barbari có bầu vú phát triển, khả năng cho sữa 0,9 lít/ngày. Dê Barbari có thân hình thon chắc, ăn rất tạp, chịu được kham khổ, phù hợp với chăn nuôi.
* [[Dê Alpine]] đọc như là ''An-pin'' là giống dê của Pháp được nuôi nhiều ở vùng Alpes. Nó có lông màu vàng, đôi khi có đốm trắng, có con lông đen khoang trắng dọc thái dương xuống má, ở mông và ở cả chân, tai nhỏ thẳng. Loài này cũng to, cao, con cái nặng khoảng 40-42kg40–42&nbsp;kg và con đực khoảng 50-55kg50–55&nbsp;kg. Một chu kỳ sữa của nó kéo dài 240-250 ngày và cho ta sản lượng khoảng 900-1.000 lít sữa (đạt từ 800 – 900kg900&nbsp;kg/năm). Sản lượng sữa cao, 1 ngày cho từ 2-2,5 lít tuỳ theo đặc tính của mỗi con, dễ nuôi và hiệu quả tốt.
* [[Dê Toggenburg]] đọc như là ''Togenbua'': Cũng là một giống dê chuyên sữa. Nó là giống của Thuỵ Sĩ, không thua kém gì con Xa-nen. Mỗi ngày, một con Togenbua có thể cho ta từ 2,4 – 5,2 lít sữa.
* [[Dê Bách Thảo]] là con dê đen, tai cụp đó là giống dê lai với con [[dê Alpine]]. Nó to con và vào chu kỳ cho sữa cũng có thể thu được từ 0,8 – 1,2 lít/ngày. Đây cũng là giống dê sữa và giống dê kiêm dụng sữa và thịt, được nuôi nhiều ở các tỉnh [[Ninh Thuận]] và [[Bình Thuận]]. Từ hơn 10 năm nay giống dê này đã được phát triển ở nhiều tỉnh trong Việt Nam. Khả năng cho sữa của dê bách thảo từ 1,1-1,4 &nbsp;kg/con/ngày với chu kỳ cho sữa là 148-150 ngày. Dê bách thảo hiền lành, có thể kết hợp với chăn thả với các điều kiện khác nhau đều cho kết quả chăn nuôi tốt.
* [[Dê cỏ]] hay dê ta, dê núi, hay còn gọi là giống dê địa phương: Chúng có màu lông vàng nâu hoặc đen trắng; trọng lượng lúc trưởng thành là 30 - 35kg35&nbsp;kg; trọng lượng lúc sơ sinh là 1,7 - 1,9kg9&nbsp;kg. Tuổi phối giống lần đầu từ 6 - 7 tháng; đẻ 1,4 lứa/năm và 1 lứa có khoảng 1,3 con, phù hợp với chăn thả quãng canh và mục đích là nuôi lấy thịt. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng trên 800 nghìn con dê, nhưng chủ yếu là dê cỏ nuôi để lấy thịt, nếu biết chọn lọc thì mỗi con dê có thể cho 0,5 lít/ngày với chu kỳ cho sữa là 90-105 ngày.
* Ngoài ra còn Giống [[dê Anglo Nubian]] của Ai Cập, dê lông ngắn của Czech, dê lông trắng của Bungari, [[dê Nubi]] của châu Phi… cũng là các giống dê chuyên sữa.
==Phòng trị bệnh==
===Các bệnh===
Do dê ăn khẩu phần thiếu hay mất cân bằng canxi và phốtpho trong thời gian dài nên bị hội chứng rối loạn thần kinh, gây ra bệnh sốt sữa (Milk fever). Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa thời gian mà dê cần rất nhiều canxi và phốtpho so với bình thường, song không được đáp ứng đủ, do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6mg6&nbsp;mg/100ml thì dê bị rối loạn thần kinh. Dê sữa có năng suất cao thường bị bệnh này. Lúc đầu dê giảm ăn, suy nhược cơ thể, đi đứng khó khăn, sau đó dựa vào tường rồi nằm nghiêng một bên, co giật và tê liệt, không đứng dậy được. Thân nhiệt hạ xuống khoảng 38 độ C, mạch đập nhanh hơn bình thường. Không điều trị kịp thời, dê có thể tử vong.
 
Bệnh ỉa chảy do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, lạnh, thiu, mốc. Dê bị bệnh phân nát đến lỏng. Khi dê ỉa chảy, nên để nước uống và tảng liếm thường xuyên trong cũi lồng chuồng. Ỉa chảy làm cho cơ thể mất nước, mất dịch thể và khoáng nghiêm trọng. Nếu ỉa chảy nặng và kéo dài (vài ngày) phải cung cấp dung dịch chống mất nước. Nếu không can thiệp, dê sẽ mất nước, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, dê trở nên yếu và có thể bị chết. Bệnh chướng bụng đầy hơi do thức ăn thiu, mốc hoặc quá giàu đạm và thay đổi đột ngột. Dê bệnh thành bụng bên trái căng, chướng to, gõ tiếng bùm bụp, con vật khó thở sùi bọt mép.
 
Bệnh loét miệng truyền nhiễm do siêu vi trùng hoặc ăn thức ăn già, cứng gây xây sát nhiễm trùng. Xung quanh môi, trong miệng đều có mụn to, loét ra; nặng thì tai mũi bầu vú cũng bị viêm loét, con vật khó nhai, khó nuốt, nước dãi thối. Bệnh viêm vú do vệ sinh bầu vú không sạch, vắt sữa không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm làm bầu vú sưng đỏ, nóng, đau. Bệnh giun sán do vệ sinh thức ăn và chuồng trại kém. Dê bị bệnh biếng ăn, gầy, thiếu máu, đau bụng, ỉa nhão đến lỏng, mắc sán lá gan, dê có hiện tượng tích nước ở hàm dưới và bụng. Bệnh đau mắt do chuồng trại bẩn, chật chội. Dê bị bệnh mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, nặng có mủ. Bệnh viêm phổi do vi khuẩn nhiễm phổi kết hợp với các tạp khuẩn khác có sẳn trong đường hô hấp của dê, vi khuẩn từ dê, cừu bệnh được thải ra môi trường theo dịch chảy ra từ mũi, miệng của chúng.
Dòng 258:
==Tham khảo==
{{Tham khảo|cột=1}}
 
[[Thể loại:Chăn nuôi]]