Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Enver Hoxha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, General Fixes
n chính tả, replaced: dược → được (2) using AWB
Dòng 79:
Các thành viên chống Nam Tư trong Đảng Cộng sản Albania bắt đầu nghĩ rằng đây là một âm mưu của Tito nhằm gây bất ổn cho Đảng. [[Koçi Xoxe]], [[Sejfulla Malëshova]] và những người ủng hộ Nam Tư khác bị nghi ngờ sâu sắc. Quan điểm của Tito đối với Albania là nước này quá yếu để có thể đứng riêng và tốt hơn là trở thành một phần của Nam Tư. Hoxha cáo buộc rằng Tito làm vậy để nhằm đưa Albania vào thành phần Nam Tư, đầu tiên là lập ra Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Hỗ trợ lẫn nhau vào năm 1946. Trong thời gian đó, Albania bắt đầu cảm thấy rằng hiệp ước đã nghiêng về phía lợi ích của Nam Tư, giống như các thỏa thuận giữa Ý và Albania dưới thời vua Zog, khiến đất nước phụ thuộc vào Ý.<ref name="O'Donnell, p. 19"/>
 
Vấn đề đầu tiên là đồng [[lek Albania]] được định giá lại theo đồng [[dinar Nam Tư]] khi một [[hội nhập kinh tế#Liên minh thuế quan|liên minh thuế quan]] dượcđược hình thành và kế hoạch kinh tế của Albania được Nam Tư quyết định.<ref>See Nicholas C. Pano, ''The People's Republic of Albania'' (Baltimore: The Johns Hopkins Press, 1968), 101.</ref> Các nhà kinh tế học Albania là H. Banja và V. Toçi đã nói rằng mối quan hệ giữa Albania và Nam Tư trong giai đoạn này mang tính bóc lột và rằng nó được Nam Tư nỗ lực tạo ra nhằm biến kinh tế Albania trở thành một "phần phụ thuộc" của kinh tế Nam Tư.<ref>H. Banja and V. Toçi, ''Socialist Albania on the Road to Industrialization'' (Tirana: 8 Nëntori Publishing House, 1979), 66. "...Albania didn't need to create its national industry, but should limit her production to agricultural and mineral raw materials, which were to be sent for industrial processing to Yugoslavia. In other words, they wanted the Albanian economy to be a mere appendage of the Yugoslav economy."</ref>
 
[[Iosif Vissarionovich Stalin|Joseph Stalin]] đã gửi lời khuyên cho Hoxha và phát biểu rằng Nam Tư đang cố gắng để sáp nhập Albania. "Chúng tôi đã không biết rằng người Nam Tư, dưới cái cớ 'bảo vệ' đất nước của các bạn chống lại một cuộc tấn công từ những kẻ phát xít Hy Lạp, lại muốn đưa các đơn vị trong quân đội của họ đến Cộng hòa Nhân dân Albania. Họ đã cố gắng để làm điều này một cách rất bí mật. Trong thực tế, mục đích của họ trên phương diện này là hoàn toàn thù địch, vì họ có ý định đảo lộn tình hình ở Albania."<ref>Enver Hoxha, ''With Stalin'' (Tirana: 8 Nëntori Publishing House, 1979, 92.</ref> Tháng 6 năm 1947, Ủy ban TW của Nam Tư bắt đầu công khai lên án Hoxha, cáo buộc ông đã biểu lộ tinh thần chủ nghĩa cá nhân và chống Marxist. Khi Albania đáp trả bằng việc thiết lập các thỏa thuận với Liên Xô để mua máy móc nông nghiệp, Nam Tư đã nói rằng Albania không thể tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào với các nước khác mà không có sự tán thành của Nam Tư.<ref name="O'Donnell, p. 22">O'Donnell, p. 22.</ref>
Dòng 90:
Sau khi tuyệt giao với Nam Tư, Hoxha tự gắn kết Albania với Liên Xô, nước mà ông hết sức khâm phục. Trong giai đoạn 1948–1960, 200 triệu Đô la Mỹ viện trợ của Liên Xô đã được trao cho Albania để mở rộng công nghệ và cơ sở hạ tầng. Ngày 22 tháng 2 năm 1949, Albania đã được tiếp nhận vào [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế|Comecon]] và Albania trở thành một quân cờ để Liên Xô gây sức ép lên Nam Tư và cũng đóng vai trò là một thế lực thân Xô tại [[biển Adriatic]]. Một căn cứ tàu ngầm đã được xây dựng trên đảo [[Sazan]] gần [[Vlorë]], đặt ra một mối đe dọa đối với [[Đệ lục Hạm đội Hoa Kỳ|Hạm đội 6]] của Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa hai bên tiếp tục duy trì sự gần gũi cho đến cái chết của Stalin vào ngày 5 tháng 3 năm 1953. Albania đã tổ chức quốc tang nhằm tưởng nhớ Stalin. Hoxha tập hợp toàn bộ dân chúng tại quảng trường lớn nhất ở thủ đô, yêu cầu họ quỳ, và bắt họ thực hiện lời tuyên thệ hai nghìn từ với nội dung "trung thành vĩnh viễn" và "lòng biết ơn" với "người cha thân yêu" và "nhà giải phóng vĩ đại", đến người mà người dân nợ "mọi thứ."<ref>''The Economist'' 179 (ngày 16 tháng 6 năm 1956): 110.</ref>
 
Dưới thời [[Nikita Sergeyevich Khrushchyov|Nikita Khrushchev]], người kế nhiệm Stalin, viện trợ bị cắt giảm và Albania dượcđược khuyến khích áp dụng chính sách chuyên môn hóa của Khrushchev. Dưới chính sách này, Albania sẽ phát triển sản xuất nông nghiệp để cung cấp cho Liên Xô và các nước khác trong [[khối Warszawa]] trong khi các nước này sẽ phát triển các ngành sản xuất đặc trưng của họ, mà về lý thuyết sẽ tăng cường khối Warszawa bằng cách giúp giảm thiếu sự thiếu hụt một số nguồn tài nguyên mà nhiều nước trong khối phải đối mặt. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa rằng phát triển công nghiệp của Albania, lĩnh vực đã được Hoxha đặc biệt nhấn mạnh, sẽ bị suy giảm đáng kể.<ref>On the "socialist division of labor" see: [http://germanhistorydocs.ghi-dc.org/sub_document.cfm?document_id=1163 The International Socialist Division of Labor (ngày 7 tháng 6 năm 1962)], German History in Documents and Images.</ref>
 
[[Tập tin:Ppshsymbol1981.png|nhỏ|Biểu tượng của Đảng Lao động Albania.]]