Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính thống giáo Đông phương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đánh vần, replaced: quí → quý
Dòng 60:
== Huyền nhiệm ==
[[Tập tin:Epiphany Mass in the Monastery of Prophet Elias of Santorini.jpg|trái|nhỏ|280px|Lễ Hiển Linh tại tu viện ngôn sứ Elias, [[Santorini]], Hy Lạp]]
Theo thần học Chính Thống giáo, mục tiêu của đời sống Kitô giáo là đạt đến theosis, sự hợp nhất huyền nhiệm giữa con người và Thiên Chúa, theo như cách diễn đạt của [[Athanasius thành Alexandria]] trong tác phẩm ''Incarnation'', "Ngài (Chúa Giê-su) là Thần Linh trở thành người để con người có thể trở thành thần linh (θεοποιηθῶμεν)".<ref>Athanasius of Alexandria, ''[http://www.ccel.org/ccel/schaff/npnf204.vii.ii.i.html On the Incarnation of the Word]'', [http://www.ccel.org/ccel/schaff/npnf204.vii.ii.liv.html §54].</ref><ref>"Và bởi sự vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quíquý rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bản thể của Thiên Chúa." – 2Peter 1:4</ref><ref>"Ta đã nói: Các ngươi là thần, Hết thảy đều là con trai của Đấng Chí Cao." – Thi thiên 82:6</ref><ref>"Chúa Giê-su đáp rằng: Trong luật pháp của các ngươi há chẳng chép rằng: Ta đã phán: Các ngươi là thần, hay sao? Nếu luật pháp gọi những kẻ được lời Thiên Chúa phán đến là thần…" – Phúc âm Gioan 10: 34-35</ref>
 
Trong ngôn ngữ của Chính Thống giáo, thuật từ "Sự Huyền nhiệm" được dùng để chỉ tiến trình hợp nhất với Thiên Chúa. Nước, dầu, bánh, rượu nho…. là các phương tiện được Chúa sử dụng để đem con dân Chúa đến gần ngài. Tiến trình này được vận hành như thế nào là một sự "huyền nhiệm" khó có thể diễn đạt trong ngôn ngữ loài người.
Dòng 89:
== Lịch sử ==
=== Hội thánh Tiên khởi ===
Kitô giáo phát triển mau chóng trên toàn lãnh thổ [[Đế quốc La Mã]], một phần nhờ tiếng Hy Lạp là chuyển ngữ (''lingua franca'') được sử dụng rộng rãi trong dân chúng, phần khác là do thông điệp Kitô giáo được xem là mới và khác với các tôn giáo cũ của người [[Đế quốc La Mã|La Mã]] và người [[Hy Lạp|Hy Lạp]]. [[Sứ đồ Phaolô|Phao-lô]] và các sứ đồ khác đi khắp nơi trong Đế chế, trong đó có vùng [[Tiểu Á]], thiết lập hội thánh trong các cộng đồng dân cư, từ thành [[Jerusalem]] và [[Xứ Thánh]], đến [[Antioch]] và vùng phụ cận, đến La Mã, [[Alexandria]], [[Athena|Athens]], [[Thessalonika]], và [[Byzantium]]. Byzantium về sau chiếm vị trí nổi bật ở phương đông, được mệnh danh là La Mã mới. Trong thời kỳ này, [[Kitô giáo]] cũng là mục tiêu của nhiều đợt bách hại, nhưng hội thánh vẫn tiếp tục phát triển. Năm [[324]], Hoàng đế [[Giáo hoàng Constantinô|Constantine]] chấm dứt các cuộc bách hại.
 
Trong thế kỷ thứ tư, hội thánh phát triển sâu rộng trên nhiều xứ sở, cũng là lúc xuất hiện nhiều giáo thuyết mới, đáng kể nhất là học thuyết [[Arius]]. Học thuyết này gây nhiều ảnh hưởng, đồng thời là nguyên nhân của những tranh luận thần học bên trong hội thánh. Constantine quyết định triệu tập một công đồng lớn nhằm xác lập các quan điểm thần học cho giáo hội.
Dòng 104:
 
=== Đại Ly giáo ===
[[Tập tin:Stavronikita Aug2006.jpg|nhỏ|280px|phải|[[Tu viện Stavronikita]], [[Núi Athos]], [[Hy Lạp|Hy Lạp]].]]
[[Thế kỷ 11]] chứng kiến cuộc [[Ly giáo Đông - Tây|Đại Ly giáo]], chia cắt giáo hội thành hai phần, phương Tây với Giáo hội Công giáo Rôma, và phương Đông với Giáo hội Chính Thống Đông phương. Ngoài những bất đồng về thần học như mệnh đề ''Filioque'', và thẩm quyền của Giáo hoàng, những dị biệt về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nền văn hóa Latin và Hy Lạp cũng là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự chia cắt. Trước đó đã nảy sinh những bất đồng giữa hai nửa giáo hội.
 
Dòng 117:
Mặc dù tính độc lập và quyền tự trị của các giáo phận là đặc điểm của cấu trúc tổ chức và văn hóa bản địa của Chính Thống giáo, hầu hết các giáo phận này đều hiệp thông với nhau. Gần đây, các mối quan hệ đã được phục hồi giữa Giáo hội Chính Thống ngoài Nga và Thượng phụ Moscow, hai cộng đồng này của Chính Thống giáo Nga đã tách rời khỏi nhau từ thập niên 1920, do các lý do chính trị trong thời [[Xô viết|Soviet]].
 
Những bất đồng ngấm ngầm vẫn tồn tại trong vòng các giáo hội cấp quốc gia, một phần là do sự khác biệt trong lập trường đối với [[Phong trào Đại Kết|Phong trào Đại kết]]. Trong khi [[Thượng phụ thành Constantinople]] và các Giám mục ở [[Bắc Mỹ]] tập hợp xung quanh Hội đồng Giám mục Chính Thống giáo [[châu Mỹ]], thì các Giám mục [[România]] mở các cuộc đàm phán với [[Giáo hội Công giáo Rôma]]. Mặt khác, nhiều người, trong đó có các tu sĩ [[Núi Athos]], các [[Giám mục]] [[Nga]], [[Serbia]], cùng các chức sắc [[Hy Lạp|Hy Lạp]] và [[Bulgaria]] xem phong trào đại kết là một sự thỏa hiệp về [[thần học]]. Thay vì vậy, theo họ, Chính Thống giáo nên rao giảng chân lý trong tình yêu thương hầu có thể lôi kéo các tín hữu thuộc các giáo phái khác nhau đến với đức tin Chính Thống giáo.
 
Hiện nay, Chính Thống giáo Đông phương có khoảng 350 triệu tín hữu.