Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Constantinus Đại đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{(Liên kết bài chất lượng tốt|Link GA)\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
n →‎Di sản: bỏ dấu, replaced: cuả → của
Dòng 124:
Nhưng bước sang [[thời kỳ cận đại]], ông bị chỉ trích thậm tệ trong sử sách. Nhà sử học người Anh là [[Edward Gibbon]], trong kiệt tác "[[Lịch sử suy tàn và sụp đổ của Đế quốc La Mã]]" (''The Decline and Fall of the Roman Empire'') thì tố cáo ông là một ''"bậc Quân vương tàn ác và phóng đãng"'', là kẻ có thể ''"xóa bỏ mọi quy định của công lý và cảm xúc của tự nhiên, với không chút do dự, để đặt được niềm đam mê hoặc là quyền lợi của mình"''. Cũng theo Gibbon, vị Hoàng đế chẳng có chút thiện cảm gì với tôn giáo và ông chỉ tâng Kitô giáo lên về vấn đề chính trị.<ref name="HansPohlsander1"/> Trong công trình khảo cứu "The Age of Constantine the Great" ([[1852]]), nhà sử học Thụy Sĩ [[Jacob Burckhardt]] lên án Constantinus I là một vị Hoàng đế đặc biệt không trọng tín ngưỡng, bị đầu độc nặng nề bởi tham vọng và nỗi thèm khát quyền lực của mình: thậm tệ hơn nữa, Burckhardt đánh giá ông là một tên vua "ích kỷ gớm ghiếc" và chỉ giỏi phá vỡ những lời thề. Cũng theo Burckhardt, Constantinus I chẳng hề thiết tha gì với các vấn đề tôn giáo, mà còn ứng xử tuyệt đối thiếu lô-gíc.<ref <ref name="HansPohlsander1"/>
 
Nhưng trong cuốn sử "Constantine the Great and the Christian Revolution" ([[1930]]), tác giả [[George Philip Baker]] nhận định ông là một vị Hoàng đế quyết đoán, mạnh mẽ và sáng suốt. Theo Baker, cuộc [[Cách mạng]] Kitô giáo của ông là một trong những phong trào Cách mạng quan trọng nhất trong suốt chiều dài lịch sử La Mã. Trong chính sử, không phải cao trào Cách mạng nào cũng thực sự thành công: tỷ như cơn bão [[Cách mạng Pháp]], chỉ có thể thay đổi chính quyền ở một phần nhỏ của toàn thể châu Âu. Trong khi đó, công cuộc Cách Mạng Kitô Giáo của Constantinus I thì có khác: thắng lợi của ông đã có ảnh hưởng đến toàn thể nền văn minh [[Tây Âu]]. Ngày nay, Kitô Giáo là một tôn giáo lớn ở nơi đây. Là người bảo vệ của Giáo hội, ông đã mang lại Đế chế rộng lớn cho bản thân cùng với các vua con, đồng thời khiến cho tên tuổi của ông trở nên bất hủ.<ref>G. P. Baker, ''Constantine the Great: And the Christian Revolution'', các trang V-VI.</ref> Cũng theo Baker, một công trạng khác khiến tiếng tăm của ông trở nên lẫy lừng là việc thiên đô về thành Constantinopolis. Đây là một kinh kỳ có nhiều gắn bó với sự trường tồn vững mạnh của đức tin Kitô Giáo. Constantinopolis từng là một thành lũy Kitô giáo, là nơi chiến đấu vì Đức Tin, là Lâu đài của cuộc đấu tranh của Kitô Giáo. Nhờ công lao xây cất cuảcủa Constantinus I, Constantinopolis đã trở thành một đế đô thiêng liêng trên trần gian, là một Jerusalem thứ hai. Ông mở ra kinh thành này, về sau kinh thành này lại đánh bại được người Ba Tư theo [[Hỏa giáo]], đẩy lùi được người [[Ả Rập]], người [[Avar]] và người [[Bulgaria]]. Do đó, ông có thể được xem là vị vua dựng nên một kinh kỳ hộ vệ toàn thể Âu châu kể từ thời ông. Không những thế, ông cũng đã đem lại một chốn phồn hoa đô hội, nơi tập trung văn hóa cho người La Mã.<ref>G. P. Baker, ''Constantine the Great: And the Christian Revolution'', các trang VIII-IX.</ref> Thời nay, các nhà nghiên cứu về thời kỳ Hậu Cổ đại đã nỗ lực khảo cứu, để có nhận định khách quan về ông, không quá tâng bốc hay hạ thấp.<ref name="HansPohlsander1"/>
 
=== Truyền tụng ===