Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các cuộc chiến tranh của Napoléon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{(Liên kết bài chất lượng tốt|Link GA)\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
Dòng 138:
Sau mưu toan nghiền nát Cuộc cách mạng Pháp của Liên minh thứ nhất gồm Anh, [[Áo]], [[Phổ]], [[Tây Ban Nha]] và một số nước nhỏ (1792-1797), phe Liên minh bị thất bại bởi cuộc [[tổng động viên]] của Pháp (300.000 người) với việc [[đổi mới|cải cách]] [[quân đội]] bởi tướng [[Lazare Nicolas Marguerite Carnot]] và chiến thuật [[chiến tranh toàn diện]]. Nước Pháp thắng trận đã sát nhập vùng [[Rheinland]] và vùng [[Bỉ-Hà Lan-Luxembourg thuộc Tây Ban Nha]] vào Pháp. Việc chinh phục [[Cộng hòa Hà Lan]] (cũng gọi là "7 tỉnh hợp nhất", tuyên chiến với Pháp năm 1793) và chuyển thành nước [[Cộng hòa Batavia]] bởi [[Hiệp ước La Haye]] ngày 19.01.1795, đến trước việc từ bỏ Phổ rồi Tây Ban Nha trong cùng một năm. Cuối cùng là trận chiến thắng lợi của vị tướng trẻ Napoléon Bonaparte tại [[Ý]] (1796-1797), trước hết tách vùng [[Piemonte]] (của Ý) và sau đó [[các nước dưới quyền Giáo hoàng]] ra khỏi phe Liên minh, cuối cùng đã buộc [[Áo]] phải ký [[hiệp ước Campo-Formio]][2] (17 tháng 10 năm 1797) chấm dứt Liên minh.
 
Vương quốc Anh - cường quốc chính còn chiến tranh với Pháp - tài trợ một Liên minh thứ hai gồm Anh, [[Nga]], Áo, [[Đế quốc Ottoman]], [[Thụy Điển]], [[Vương quốc Lưỡng Sicilia]], [[Đế quốc La mã thần thánh]]. Chính phủ Pháp thời đó vừa tham nhũng vừa bất ổn, đã không thể chống lại các cuộc [[đảo chính]], cũng không thể đối mặt với sự đe dọa từ bên ngoài, thiếu các bộ trưởng giỏi như Carnot, hoặc tướng tài như Bonaparte (vì sang [[Ai Cập|Ai cập]]). Quân Pháp bị quân của Liên minh dưới sự chỉ huy cuảcủa tướng Nga [[Aleksandr Vasilyevich Suvorov]] đánh bại.
 
Bonaparte trao quyền chỉ huy quân đội ở Ai Cập cho tướng [[Jean Baptiste Kléber]], trở về Pháp làm một cuộc đảo chính vào ngày 18 [[tháng sương mù]] (9 tháng 11 năm 1799), lật đổ Ban đốc chính (''Directoire'') và lên nắm quyền. Sự đe dọa cấp bách nhất là cuộc tấn công của Áo cùng một lúc tại 2 mặt trận ở Ý và [[Đức]]. Viên [[Đệ nhất tổng tài]] (Napoléon) tổ chức một đạo quân gọi là trừ bị, vượt qua dãy núi [[Anpơ|Alps]] sang Ý. Ngày 18 tháng 6 năm 1800 Napoléon thắng trận [[Marengo]] (Ý) và ngày 3 tháng 12 năm 1800, tướng [[Jean Victor Marie Moreau]] cũng thắng quân Áo tại [[Hohenlinden]] (Đức). [[Hòa ước Lunéville]][3] được ký ngày 9 tháng 2 năm 1801 giữa Pháp và Áo.