Khác biệt giữa bản sửa đổi của “North Carolina (lớp thiết giáp hạm)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{(Liên kết chọn lọc|Link FA)\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
n bỏ dấu, replaced: đượ → được (230), đượcc → được (229)
Dòng 89:
=== "Điều khoản Leo thang" ===
Mặc dù [[Hiệp ước Hải quân London thứ hai]] đã quy định rằng cỡ pháo 14 inch là vũ khí lớn nhất có thể trang bị cho mọi tàu chiến, nó lại bao gồm một điều khoản, vốn còn được gọi là "Điều khoản Leo thang", do sự thúc đẩy của các nhà thương thuyết Hoa Kỳ, trong trường hợp mọi nước từng tham gia ký kết [[Hiệp ước Hải quân Washington]] từ chối không tham gia vào giới hạn mới. Điều khoản này cho phép những nước tham gia Hiệp ước Hải quân London thứ hai: Anh, Pháp và Hoa Kỳ, có thể nâng giới hạn về cỡ pháo từ 14 inch lên 16 inch nếu Nhật Bản hay Ý vẫn từ chối tham gia sau ngày [[1 tháng 4]] năm [[1937]]. Khi đề ra những cấu hình khả thi cho lớp ''North Carolina'', các nhà thiết kế đã tập trung chủ yếu kế hoạch của họ theo hướng vũ khí 14 inch. Yêu cầu của Standley có nghĩa là phải có khả năng để chuyển đổi kiểu vũ khí từ 14 lên 16 inch, ngay cả khi lườn tàu đã được đặt. Nhật Bản đã chính thức từ bỏ giới hạn 14 inch vào ngày [[27 tháng 3]] năm [[1937]], có nghĩa là ''có thể'' viện dẫn đến "Điều khoản Leo thang". Dù sao, vẫn còn nhiều rào cản phải vượt qua: Roosevelt phải chịu đựng những áp lực chính trị mạnh mẽ, và kết quả là rất miễn cưỡng trong việc cho phép sử dụng cỡ pháo 16 inch.<ref name=Muir25/>{{#tag:ref|Áp lực chính trị không chỉ đến từ trong nội bộ nước Mỹ. Khi những tin đồn về việc Hoa Kỳ sẽ trang bị cỡ pháo 16 inch lan đến Nhật Bản vào [[tháng một|tháng 1]] năm [[1937]], báo chí tại Tokyo lập tức cho đăng tải những tin tức này kèm theo hình ảnh các tàu chiến Mỹ chỉa súng hướng về phía Nhật Bản. Hơn nữa, nếu việc áp dụng "điều khoản leo thang" gây ra một đợt chạy đua vũ trang hải quân toàn cầu khác, tức là các tàu chiến ngày càng to hơn và to hơn, bản thân Hoa Kỳ cũng bị bất lợi ở một trong hai cách: Hoặc là thiết giáp hạm của họ phải được đóng theo kích cỡ giới hạn để đi qua được [[kênh đào Panama]], khiến cho chúng bị tụt lại so với tàu chiến mới của các nước khác; hoặc là chúng phải được thiết kế ngang bằng với tàu chiến của các nước khác, nhưng cũng có nghĩa là chúng phải đi vòng qua [[cape Horn|mũi Horn]] nếu muốn đi qua phía bờ bên kia của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.<ref name=Muir25>{{Harvnb|Muir|1980|p=25}}</ref>|group=N}}
{{quote|Tôi không sẵn lòng đồng tình với việc Hoa Kỳ sẽ là cường quốc hải quân đầu tiên trang bị pháo cỡ 16 inch.... Do tầm quan trọng quốc tế của việc Hoa Kỳ không phải là người đầu tiên thay đổi các nguyên tắc được các hiệp ước Washington và London xác lập, tôi cho rằng kế hoạch trang bị cho hai chiếc thiết giáp hạm mới cần được dự trù [trang bị]... pháo 14 inch.<ref>Thư của Tổng thống Roosevelt gửi Bộ trưởng Hải quân [[Claude A. Swanson]], 8 tháng 4 năm 1937. Tài liệu lưu trữ của Bí thư Tổng thống, Thư viện Franklin D. Roosevelt. Hyde Park, New York., Đượcđược trích dẫn bởi: Muir trong "Gun Calibers and Battle Zones", trang 25</ref>}}
Đô đốc Reeves cũng có xu hướng chuộng cỡ vũ khí lớn hơn. Trong một bức thư dài hai trang gửi Bộ trưởng Hải quân [[Claude A. Swanson]] và gián tiếp gửi cho Tổng thống Roosevelt, Reeves tranh luận rằng vấn đề đạn của cỡ pháo 16 inch với lực đâm xuyên vỏ giáp lớn hơn đáng kể có tầm quan trọng lớn lao, trích những ví dụ trong [[trận Jutland]] thời [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh Thế giới thứ nhất]], khi nhiều thiết giáp hạm có thể chịu đựng mười đến mười hai quả đạn pháo hạng nặng, nhưng các tàu chiến-tuần dương khác bị nổ tung chỉ với từ ba đến bảy phát bắn trúng vì đạn pháo có khả năng xuyên thấu lớp vỏ giáp bảo vệ hầm đạn và tháp pháo. Reeves còn tranh luận rằng cỡ pháo lớn hơn sẽ thuận lợi trong việc áp dụng "phương pháp bắn gián tiếp" lúc đó còn đang được phát triển, Khi máy bay được sử dụng để thông báo tin tức về mục tiêu cho thiết giáp hạm để chúng có thể bắn phá các mục tiêu bên ngoài tầm nhìn hoặc bên kia đường chân trời, vì những thiết giáp hạm mới do các thế lực hải quân nước ngoài đang chế tạo đều sẽ có vỏ giáp dày hơn. Reeves tin rằng nếu cỡ pháo 14 inch được chấp thuận, nó sẽ không có khả năng xuyên thủng lượng vỏ giáp rất dày này, điều mà các quả đạn pháo 16 inch có thể làm được.<ref>Thư của Reeves gửi Swanson, 17 tháng 5 năm 1937. Tài liệu lưu trữ của Bí thư Tổng thống, Thư viện Franklin D. Roosevelt. Hyde Park, New York. Đượcđược trích dẫn bởi: Muir trong "Gun Calibers and Battle Zones" trang 26</ref>
 
Trong một nỗ lực vô vọng cuối cùng, [[Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ|Bộ trưởng Ngoại giao]] trong Nội các của Roosevelt là [[Cordell Hull]] gửi một bức điện vào ngày [[4 tháng 6]] đến Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản [[Joseph Grew]], chỉ thị cho ông ta thông báo là Hoa Kỳ sẽ vẫn chấp nhận một giới hạn pháo 14 inch nếu phía Nhật Bản hành động tương tự. Người Nhật đã trả lời rằng họ không thể chấp nhận điều đó trừ khi số lượng thiết giáp hạm cũng được giới hạn; họ muốn Hoa Kỳ và Anh Quốc đồng ý có số lượng thiết giáp hạm ngang bằng với Nhật Bản, nhưng đây là một điều kiện mà hai nước này không thể đồng ý. Vào ngày [[24 tháng 6]], hai chiếc thiết giáp hạm lớp ''North Carolina'' được đặt hàng với vũ khí 14 inch, nhưng đến ngày [[10 tháng 7]], Tổng thống Roosevelt chỉ thị rằng chúng sẽ được trang bị tháp pháo 16 inch ba nòng thay thế.<ref>{{Harvnb|Muir|1980|p=28 & 35}}</ref>{{#tag:ref|Sự thay đổi này có nghĩa là Văn phòng Chế tạo và Sửa chữa phải cải biến thiết kế của lớp ''North Carolina'' để chấp nhận cỡ vũ khí lớn và nặng hơn. Cũng vì lý do đó, trọng tâm dọc của con tàu bị dịch chuyển ra phía trước; và giải pháp cho vấn đề này là phải di chuyển nhiều ngăn bên trong con tàu ra phía trước hai khung, hoặc 2,4 m (8 ft). Việc tổng kết tất cả trọng lượng toàn thể con tàu đã không thể hoàn tất cho đến [[tháng mười|tháng 10]], và việc vạch kế hoạch bổ sung kéo dài cho đến [[tháng hai|tháng 2]], nên Bộ trưởng Hải quân đã cho phép kéo dài thêm một tháng cho thời hạn chế tạo của cả hai con tàu vào ngày [[15 tháng 1]] [[1942]], dời thời hạn ước lượng hoàn tất do Văn phòng Kỹ thuật ước lượng đến ngày [[1 tháng 2]] năm [[1942]].<ref>{{Harvnb|Muir|1980|p=28 & 34}}</ref>|group=N}}
Dòng 111:
 
==== Dàn pháo chính ====
Đượcđược trang bị cho cả hai chiếc của lớp ''North Carolina'' cũng như cho [[South Dakota (lớp thiết giáp hạm) (1939)|lớp ''South Dakota'']] tiếp theo, chín khẩu pháo 305&nbsp;mm (16 inch)/45 caliber là một phiên bản cải tiến của những khẩu pháo được trang bị cho [[Colorado (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Colorado'']], và được đặt tên là "Mark 6". Một thay đổi lớn so với các khẩu pháo cũ là khả năng của phiên bản Mark 6 có thể bắn kiểu [[đạn pháo xuyên thép]] mới {{convert|2700|lb|kg|abbr=off|adj=on}} được phát triển bởi Văn phòng Đạn dược. Khi được bắn bằng một liều thuốc phóng đầy đủ trên khẩu pháo mới nguyên, quả đạn pháo đạt được [[lưu tốc đầu đạn]] 2.300&nbsp;ft/s (701&nbsp;m/s); và với liều thuốc phóng tiết giảm, cùng quả đạn pháo đó được bắn ở tốc độ 1.800&nbsp;ft/s (549&nbsp;m/s). Tuổi thọ của nòng pháo, là số lượng xấp xỉ đạn pháo mà một khẩu pháo có thể bắn trước khi cần phải [[xẻ rảnh nòng pháo|xẻ rảnh]] lại hoặc thay thế, là 395 quả đạn pháo xuyên thép, cho dù nếu chỉ sử dụng trong thực hành con số này cao hơn đáng kể: 2.860 phát. Với khả năng xoay ở vận tốc 4 độ mỗi giây, mỗi tháp pháo có thể xoay tối đa một góc 150 độ cả hai bên mạn tàu. Các khẩu pháo có thể nâng lên một góc tối đa 45 độ; chỉ có tháp pháo số 1 và số 3 có thể hạ thấp một góc −2 độ, nhưng do vị trí bắn thượng tầng, các khẩu pháo của tháp pháo số 2 chỉ có thể hạ thấp đến 0 độ.<ref name="16/45">DiGiulian, "United States of America 16"/45 (40.6 cm) Mark 6"</ref>
 
Mỗi khẩu pháo có chiều dài chung {{convert|736|in|mm}}; trong đó nòng pháo có chiều dài {{convert|720|in|mm|adj=on}} và đoạn nòng có xẻ rãnh dài {{convert|616,9|in|mm|adj=on}}. Tầm bắn xa tối đa đối với đạn pháo xuyên thép hạng nặng sẽ đạt được ở góc nâng 45 độ là {{convert|36900|yd|mi km}}. Ở cùng góc nâng này, một quả [[đạn pháo công suất cao]] (HC: high capacity) nặng {{convert|1900|lb|kg|abbr=off|adj=on}} sẽ đi được {{convert|40180|yd|mi km|abbr=off}}. Khẩu pháo có trọng lượng {{convert|192310|lb|kg|abbr=on}} không tính đến khóa nòng; toàn bộ tháp pháo nặng hơn {{convert|3100000|lb|kg|abbr=on}}.<ref name="16/45"/>
Dòng 134:
=== Điện tử ===
[[Tập tin:USS Washington (BB-56) tower foremast view.jpg|nhỏ|phải|upright|Tháp ăn-ten phía trước của ''Washington'', như được thấy vào ngày [[18 tháng 8]] năm [[1942]] tại [[Xưởng hải quân New York]]; lưu ý bộ radar SG dò tìm mặt đất đặt trên đỉnh cột ăn-ten|alt=The tower is dominated by a large radar set; two long arms protrude from the side of the tower.]]
Đượcđược thiết kế trước thời đại của [[ra đa|radar]], cả ''North Carolina'' lẫn ''Washington'' thoạt tiên đều được trang bị nhiều hệ thống [[kiểm soát hỏa lực]] và máy đo tầm xa quang học hoa tiêu dẫn đường. Hệ thống kiểm soát hỏa lực tồn tại cho đến năm [[1944]], khi được thay thế bằng radar sóng ngắn Mark 27, cho dù nó được bổ sung bởi một bộ radar kiểm soát hỏa lực dàn pháo chính Mark 3. Máy đo tầm xa quang học được tháo dỡ dành chỗ cho các khẩu đội 20&nbsp;mm vào một lúc nào đó từ cuối năm [[1941]] đến giữa năm [[1942]]. Ngoài ra, các con tàu đi vào hoạt động với hai bộ kiểm soát hỏa lực Mark 38, một bộ radar [[CXAM]] dò tìm không trung, hai bộ Mark 3 và ba bộ Mark 4 dành cho dàn hỏa lực hạng hai.<ref name="Friedman276">{{Harvnb|Friedman|1985|p=276}}</ref>
 
Đến [[tháng mười một|tháng 11]] năm [[1942]], ''North Carolina'' được trang bị thêm một bộ Mark 4 bổ sung và một bộ radar SG dò mặt đất. Một cấu hình thông thường dành cho thiết giáp hạm hiện diện trên ''North Carolina'' vào [[tháng tư|tháng 4]] năm [[1944]], với các radar SK (dò tìm không trung) và SG (dò tìm mặt đất), một bộ SG dự phòng, các bộ Mark 8 để kiểm soát dàn pháo chính. Mọi bộ Mark 4 còn lại dành cho dàn pháo hạng hai, và một trong những bộ Mark 3 cũ vẫn còn hiện diện, có thể để dự phòng cho các bộ Mark 8. Một đĩa SK-2 thay thế cho radar SK và các bộ Mark 12 và Mark 22 thay thế cho Mark 4 vào [[tháng chín|tháng 9]] năm đó. Ngoại trừ bộ SK-2, ''Washington'' cũng nhận được sự nâng cấp tương tự như vậy.<ref name="Friedman276"/>
Dòng 226:
Trước lúc bình minh ngày [[1 tháng 2]] năm [[1944]], khi trời còn tối, ''Washington'' đã bị tai nạn va chạm với thiết giáp hạm ''[[USS Indiana (BB-58)|Indiana]]'' khi chiếc này tách khỏi đội hình để tiếp nhiên liệu cho bốn tàu khu trục. ''Indiana'' đã thông báo qua vô tuyến dự định của nó chuyển hướng qua mạn trái rời khỏi đội hình, nhưng không lâu sau khi bắt đầu bẻ lái, thuyền trưởng của nó ra lệnh quay lại hướng sang mạn phải. Bảy phút sau, nó được các quan sát viên trên ''Washington'' nhìn thấy ở khoảng cách {{convert|1000|yd|ft m|abbr=on}}. Mặc dù thủy thủ trên cả hai con tàu điên cuồng tìm cách né tránh; ''Washington'' vẫn đâm sượt vào chiếc ''Indiana'', gây hỏng một mảng lớn phía sau con tàu bên mạn phải. Mũi trước của ''Washington'' bị hỏng nặng, với khoảng {{convert|60|ft|m|abbr=on}} mũi tàu treo lơ lửng và một phần dưới nước. Mười người, trong đó có sáu của ''Washington'', thiệt mạng hay mất tích. Sau khi được gia cố tạm thời phần bị hư hại, chiếc thiết giáp hạm bị buộc phải quay về Trân Châu Cảng để gắn một mũi tàu giả, cho phép nó thực hiện chuyến đi đến [[Xưởng hải quân Puget Sound]] ở [[Wasington]]. Tại đây, nó được đại tu toàn diện cùng với một mũi tàu hoàn toàn mới, và công việc này kéo dài từ [[tháng ba|tháng 3]] đến [[tháng tư|tháng 4]]. ''Washington'' chỉ quay trở lại khu vực chiến sự vào cuối [[tháng năm|tháng 5]].<ref name="friedman277"/><ref name="washdanfs"/><ref name=GD46/><ref>"Marshall Islands Campaign", Naval History and Heritage Command</ref>
 
''Washington'' kế tiếp tham gia vào [[Chiến dịch quần đảo Mariana và Palau]], một lần nữa phục vụ hộ tống cho các tàu sân bay, cho dù nó được cho tách ra vào ngày [[13 tháng 6]] để bắn phá các vị trí của quân Nhật tại [[Saipan]] và [[Tinian]]. Khi việc xuất phát một bộ phận lớn các tàu chiến còn lại của [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]] bị các tàu ngầm Mỹ phát hiện, ''Washington'', cùng với sáu thiết giáp hạm, bốn tàu tuần dương hạng nặng và mười bốn tàu khu trục đã bảo vệ các tàu sân bay của Lực lượng Đặc nhiệm 58; [[Trận chiến biển Philippines]] nổ ra vào ngày [[19 tháng 6]] khi một số lượng lớn máy bay từ các tàu sân bay đối phương tổ chức không kích vào hạm đội Mỹ. Sau khi đánh lui các đợt tấn công, ''Washington'' tiếp nhiên liệu rồi tiếp tục hộ tống các tàu sân bay cho đến khi nó đượđược tách ra cùng ba thiết giáp hạm và các tàu hộ tống để hình thành một đội đặc nhiệm mới. Sau một chặng dừng kéo dài tại [[đảo san hô Enewetak]], nó hỗ trợ cho các cuộc tấn công đổ bộ lên [[Peleliu]] và [[Angaur]] trước khi quay lại nhiệm vụ hộ tống. Nhiệm vụ này kéo dài từ ngày [[10 tháng 10]] năm [[1944]] cho đến ngày [[17 tháng 2]] năm [[1945]].<ref name="washdanfs"/><ref name=GD47>{{Harvnb|Garzke|1976|p=47}}</ref>
 
Chiếc thiết giáp hạm nả pháo xuống Iwo Jima trong các ngày [[19 tháng 2|19]]–[[22 tháng 2]] năm [[1945]] để hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng tại đây trước khi hộ tống các tàu sân bay tung ra các cuộc không kích xuống Tokyo và các mục tiêu khác trên đảo [[Kyushu|Kyūshū]]. Trong ngày [[24 tháng 3]] và [[19 tháng 4]], ''Washington'' tiến hành bắn pháo hỗ trợ xuống Okinawa trước khi quay về Puget Sound để đại tu. Công việc này kéo dài đến lúc [[Nhật Bản đầu hàng]] qua buổi lễ ký kết được thực hiện trên chiếc thiết giáp hạm ''[[USS Missouri (BB-63)|Missouri]]'', nên ''Washington'' được lệnh đi đến Philadelphia, đến nơi vào ngày [[17 tháng 10]]. Tại đây nó được cải biến để trang bị thêm 145 giường ngủ, hầu có thể tham gia [[Chiến dịch Magic Carpet]]. Lên đường đi đến [[Southampton]] với một thủy thủ đoàn tinh giản còn 84 sĩ quan và 835 thủy thủ, nó đã đưa 185 sĩ quan và 1.479 binh sĩ Lục quân quay trở về Hoa Kỳ; nhưng đây lại là chuyến đi duy nhất mà nó tham gia nhiệm vụ này. Chiếc thiết giáp hạm được đưa về lực lượng dự bị tại Bayonne, New Jersey vào ngày [[27 tháng 6]] năm [[1947]], chỉ với hơn sáu năm phục vụ. ''Washington'' không bao giờ được cho hoạt động trở lại. Đượcđược rút khỏi danh sách [[Đăng bạ Hải quân]] vào ngày [[1 tháng 6]] năm [[1960]], chính xác 21 năm kể từ ngày hạ thủy, nó được bán để tháo dỡ vào ngày [[24 tháng 5]] năm [[1961]].<ref name="WANVR">"''Washington''" in the Naval Vessel Register</ref><ref name="washdanfs"/><ref name=GD47/><ref>{{Harvnb|Whitley|1998|p=297}}</ref><ref name="WAMiramar">"6112726" in the ''Miramar Ship Index''</ref>{{#tag:ref|Trong khi tài liệu ghi nhận chính thức về ''Washington'' của ''Dictionary of American Naval Fighting Ships'' và các tác giả Garzke & Dulin trong ''Battleships: United States Battleships in World War II'' cho rằng con tàu bị bán vào ngày [[24 tháng 5]] năm [[1961]], [[Đăng bạ Hải quân]] Hoa Kỳ và "Miramar Ship Index" cho đó là ngày [[6 tháng 6]] năm [[1961]].<ref name="WANVR"/><ref name="washdanfs"/><ref name=GD47/><ref name="WAMiramar"/>|group=N}}
 
== Các cải biến và đề xuất hiện đại hóa sau chiến tranh ==