Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liễu Thăng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 20565078 của 203.113.129.2 (Thảo luận)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:LieuThangthach.JPG|nhỏ|phải|250px|Liễu Thăng Thạch, tương truyền sau khi Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu đã hóa đá nơi đây]]
'''Liễu Thăng''' (柳升 hoặc 柳昇, ?-1427), tự Tử Tiêm (子漸), là một tướng [[nhà Minh]], tử trận tại [[Việt Nam]] trong [[trận Chi Lăng – Xương Giang|trận Chi Lăng]] năm [[1427]].
 
Theo [[Minh sử]] cuốn 154<ref name=MS>[http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%98%8E%E5%8F%B2/%E5%8D%B7154 Minh sử, cuốn 154.]</ref>, Liễu Thăng là người huyện [[Hoài Ninh]]., phủ An Khánh, Kinh sư (nay là thành phố [[An Khánh]], tỉnh An ÔngHuy), được nốitập nghiệpấm cha giữ chức Yên Sơn hộ vệ bách hộ. Trong sự nghiệp của mình, Liễu Thăng đã tham gia hơn 20 trận lớn nhỏ.
 
== Sang Việt Nam lần đầu ==
Tháng 9 năm 1406, khi đang là Tả quân Đô đốc thiêm sự, đãThăng được lệnh theo Chu Năng, [[Trương Phụ]] đem quân tấn công [[Đại Ngu]]. Tháng 5 năm 1407, đem thủy quân truy đuổi tàn quân [[nhà Hồ]] tới cửa biển Kỳ La<ref name=KD12 />, Hà Tĩnh. Quân Minh lần lượt bắt được vua [[Hồ Quý Ly]] và các con [[Hồ Hán Thương]], [[Hồ Nguyên Trừng]].
 
Tháng 6 năm 1407, ôngThăng nhận lệnh Trương Phụ giao cùng Lỗ Lân dẫn giải cha con họ Hồ về Kim Lăng<ref name=KD12>[http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm17.html Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: Chính biên, quyển XII]</ref>. Ông, được thăng chức An Viễn bá<ref name=MS />, mỗi năm được hưởng bổng lộc nghìn thạch<ref>Thạch là đơn vị [[Hệ đo lường cổ Trung Hoa|đo lường cổ Trung Hoa]] dùng để đo hạt rời có thể tích 100 lít.</ref>.
 
== Hoạt động ở Trung Quốc ==
Năm 1409, Liễu Thăng cùng Trần Tuyên đem thủy quân đi tuần biển, đến vùng biển [[Thanh Châu, Duy Phường|Thanh Châu]], phá cướp biển người [[Nhật Bản]], truy đuổi tới tận đảo Bạch Sơn thuộc [[Kim Châu]], Liêu Ninh. Cùng năm, đem quân tấn công và đánh bại [[A Lỗ Đài]]. Sau chiến tích, được lên tước An Viễn hầu, bổng lộc tăng thêm 500 thạch.
 
[[Minh Nhân Tông]] lên ngôi, Liễu Thăng được giao cai quản hữu phủ, hàm gia thêm thành Thái tử thái phó.
 
== Sang Việt Nam lần thứ hai ==
Khi [[Vương Thông (nhà Minh)|Vương Thông]] bị nghĩa quân Lam Sơn vây đánh ở Đông Quan (nay là [[Hà Nội]]), triều đình nhà Minh sai Liễu Thăng làm Tổng binh cùng Bảo Định bá [[Lương Minh]] làm Phó tổng binh, Đô đốc [[Thôi Tụ]] làm Tham tướng, Thượng thư [[Lý Khánh]] làm Tán quân vụ đem 10 vạn quân và 2 vạn ngựa từ [[Quảng Tây]]<ref name=KDCB14>[http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu/kdvstgcm/kdvstgcm19.html Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: Chính biên, quyển XIV]</ref> (Minh sử chép là 7 vạn quân), cùng Kiềm quốc công [[Mộc Thạnh]] đem quân từ [[Vân Nam]] sang cứu viện. Lúc nhận lệnh, Liễu Thăng là Chinh Lỗ Phó tướng quân An Viễn hầu.
 
Quân của Liễu Thăng đi đường từ [[Quảng Tây]] tiến vào [[Lạng Sơn]]. Tướng Lam Sơn là [[Trần Lựu]] giữ cửa Pha Lũy ([[nam Quan|ải Nam Quan]]) vờ không địch nổi Liễu Thăng, phải rút lui về Ải Lưu. Liễu Thăng đánh tiếp Ải Lưu, Trần Lựu lại không giữ nổi (thực chất là cố ý dụ quân của Liễu Thăng vào sâu trong ải), phải lui về Chi Lăng. Mấy lần đánh đều thắng, lại thêm việc [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] lại giả đò sợ Liễu Thăng bằng cách viết thư xin Liễu Thăng hoãn binh để cho [[Trần Cảo (vua)|Trần Cảo]] được lập làm vua, nên Liễu Thăng sinh tự đắc.
 
Ngày 18 tháng Chín9 âm lịch, Liễu Thăng sai quân đánh Chi Lăng. Trần Lựu ra nghênh chiến rồi giả thua bỏ chạy để dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục của [[Lê Sát]]. Liễu Thăng khinh địch chỉ dẫn 100 quân kỵ đuổi theo, bị chém đầu mà chết vào ngày 20 tháng Chín.
 
== Người vàng Liễu Thăng ==
Năm Chính Thống thứ 12 (1447), ông được [[Minh Anh Tông]] truy tặng Dung quốc công, thụy là Tương Mẫn.
 
[[Khởi nghĩa Lam Sơn]] thắng lợi, [[Minh Tuyên Tông|Minh Tuyên tông]] công nhận [[Lê Thái Tổ|Lê Lợi]] làm vua ''An Nam quốc vương'' (tức xem Việt Nam là quốc gia độc lập), nhưng yêu sách nhà Lê mỗi khi sang sứ phải mang theo "người vàng Liễu Thăng" (tượng hình người đúc bằng vàng) để đền mạng cho Liễu Thăng, kèm theo sản vật địa phương.
 
Để giữ yên bờ cõi, chấm dứt chiến tranh, nhà Lê từ [[Lê Thái Tổ]] phải chấp nhận lệ cống người vàng đó không dứt. Việc đó sang thời [[Nhà Lê trung hưng|Lê trung hưng]], [[nhà Thanh]] lên thay thế nhà Minh vẫn phải tiếp tục. Mãi đến năm 1718, [[Nguyễn Công Hãng]] đi sứ nhà Thanh có đề nghị và được vua [[Khang Hi|Khang Hy]] chấp thuận chấm dứt việc bỏ cống người vàng.
 
== Chú thích ==
{{Tham khảo}}
 
== Tham khảo ==
* Minh sử, cuốn 154.
* Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: Chính biên, quyển XII, XIV
* Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược (bản in của Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa năm 1971), tập 1, trang 232 và 233.
 
== Xem thêm ==
* [[Khởi nghĩa Lam Sơn]]
* [[Trận Chi Lăng – Xương Giang|Trận Chi Lăng - Xương Giang]]