Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pháo đài Provintia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
|extra = {{flagicon|ROC}} Di tích lịch sử cấp quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc
}}
'''Pháo đài Provintia''' hay '''Providentia''' là một tiền đồn của [[Cộng hòa Hà Lan|người Hà Lan]] trên [[đảo Đài Loan]], hiện nay tọa lạc ở [[Quận Trung Tây, Đài Nam|Quận Trung Tây]] của thành phố [[Đài Nam]] thuộc [[Trung Hoa Dân quốcQuốc]]. Nó được xây dựng vào năm 1653 trong giai đoạn Đài Loan trở thành xứ [[Formosa thuộc Hà Lan|thuộc địa của Hà Lan]]. Người Hà Lan, với ý định tăng cường sức mạnh phòng thủ của họ, đã bố trí pháo đài ở Sakam, cách [[An Bình, Đài Nam|An Bình]] ngày nay khoảng {{convert|2|mi}} về phía đông.{{sfnp|Campbell|1903|tr=546}} Pháo đài đã thất thủ khi [[Trịnh Thành Công]] tấn công chiếm được hòn đảo, và sau đó bị phá hủy bởi một trận động đất vào thế kỷ 18. Nó được nhiều lần tái xây dựng và trùng tu, thường được biết đến với tên '''Lầu Xích Khảm''' ([[tiếng Trung Quốc]]:&nbsp;{{lang|zh|{{linktext|赤|崁|樓}}}}, <small>[[bính âm]]</small>&nbsp;''Chìkǎnlóu'', <small>[[Wade-Giles|w]]</small>&nbsp;''Ch'ih''<sup>4</sup>-''k'an''<sup>3</sup> ''Lou''<sup>2</sup>; [[tiếng Mân Nam]]:&nbsp;<small>[[poj]]</small>&nbsp;''Chhiah-khám-lâu'').
 
Tên của pháo đài được người Hà Lan đặt bắt nguồn từ tên của một làng [[thổ dân Đài Loan]] gọi là "Sakam", mà về sau đã phát triển thành Đài Nam hiện đại. Những cách viết tên đầu tiên khác của nó là Chhaccam, Sacam, Saccam và Zaccam. Sau khi được mở rộng quy mô và xây cất thêm các công trình, người Hoa gọi nó là Xích Khảm, và được bao bọc bởi hàng dãy tường cao làm bằng gạch. Nó đã từng là trung tâm thủ phủ của cả hòn đảo lúc Đài Loan còn là một tỉnh dưới thời Nhà Minh.{{sfnp|Campbell|1903|tr=546}}
Dòng 23:
{{xem thêm|Formosa thuộc Hà Lan}}
[[File:Chihkan Tower 03.JPG|250px|thumb|Phế tính của pháo đài Provintia cũ dưới thời Hà Lan.]]
Năm 1624, [[công ty Đông Ấn Hà Lan]] đã ký một thỏa ước với viên tướng Nhà Minh là [[Thẩm Hữu Dung]], theo đó họ sẽ rút khỏi [[Bành Hồ]] và di chuyển đến [[Nam Đài Loan]]. Các thương nhân Hà Lan có ý định biến hòn đảo thành một trung tâm trong hoạt động giao thương của Hà Lan với [[Nhật Bản]] và các khu vực ven biển Trung Quốc. Họ xây dựng những công sự vững chắc trên đảo, khởi đầu bằng một pháo đài lớn theo kiến trúc phương Tây gọi là Zeelandia, ngày nay là [[pháo đài An Bình]], trên bán đảo cát Nhất Côn Thân ở bờ tây Đài Giang. Sau đó, họ tiếp tục dựng nên những công trình dân sinh và quân sự dọc theo bờ đông và đặt tên là Phố Đài Loan (nay là đường Diên Bình) và Phố Phổ La Dân Già (nay là đại lộ Công Dân Quyền). Qua thời gian, một con đường thương mại gọi là Phố Đài Loan Đệ Nhất được hình thành, mở ra triển vọng về đường phố kiểu châu Âu đầu tiên ở Đài Loan.
 
Chính sách cai trị nghiêm ngặt và tồn tại nhiều hạn chế của Hà Lan ở Đài Loan, bao gồm các khoản sưu thuế nặng nề đối với những nông dân và công dân [[người Hán]] đến từ Đại lục, đã dẫn đến những mâu thuẫn và bất mãn giữa họ với người Hà Lan. Mâu thuẫn của người Hán ngày càng tăng và trở thành các cuộc xung đột, đỉnh điểm là [[Khởi nghĩa Quách Hoài Nhất]] vào năm 1652. Mặc dù cuộc khởi nghĩa bị dập tắt nhanh chóng, nhưng để ứng phó với những sự cố như vậy trong tương lai, người Hà Lan quyết định tăng cường sự phòng bị cho công trình pháo đài vừa hoàn tất ở phía bắc Phố Phổ La Dân Già.<ref>{{cite book|author=Hứa Tuyết Cơ|authorlink=Hứa Tuyết Cơ|year=2003|title=Từ điển lịch sử Đài Loan|location=[[Đài Bắc]]|publisher=Công ty xuất bản Viễn Lưu|page=598|chapter=Hồng Mao Thành, Trần Tông Nhân biên tuyển chọn|language=zh}}</ref> Như một cách tưởng niệm sự kiện [[vua Tây Ban Nha]] [[Felipe IV của Tây Ban Nha|Felipe IV]] ký [[Hòa ước Westfalen]] đưa Hà Lan thoát khỏi sự cai trị của Tây Ban Nha vào năm 1648, họ đặt tên pháo đài này là Provintia theo tên của [[Cộng hòa Hà Lan]] (''Republiek der Zeven Verenigde Provinciën''), còn [[người Mân Nam]] thì gọi nó là Hồng Mao Lâu hoặc Xích Khảm Lâu. Pháo đài có chu vi khoảng 141 mét, tường thành cao 10,5 mét, được bố phòng hai tháp pháo ở góc phía bắc và phía nam, cùng các hầm dự trữ lương thực và bảo đảm được cung cấp đủ nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Dòng 29:
=== Thời Trịnh Thành Công ===
{{xem thêm|Vương quốc Đông Ninh}}
Đầu năm 1661, một viên tướng [[Nhà Nam Minh]] là [[Trịnh Thành Công]] đã đổ quân lên vịnh [[Lộc Nhĩ Môn]] và tập kích bất ngờ pháo đài Provintia, sau đó hoàn toàn làm chủ pháo đài và Đài Nam vào tháng 4. Đến đầu năm 1662, sau 9 tháng bị bao vây với tổn thất ngày càng tăng, người Hà Lan đã đầu hàng quân của Trịnh Thành Công và rút lui khỏi đảo, kết thúc 38 năm thống trị của công ty Đông Ấn Hà Lan trên đất Đài Loan. Trịnh ngay sau đó đổi tên toàn bộ Đài Loan thành Đông Đô để phân lập rõ ràng với thủ đô [[Bắc Kinh]], pháo đài Provintia trở thành Nha môn của Phủ Thừa Thiên, đồng thời đổi tên pháo đài Zeelandia thành pháo đài An Binh. Nha môn Phủ Thừa Thiên trở thành trung tâm quyền lực cao nhất trên đảo Đài Loan, và từ đó thường được gọi bằng cái tên thông dụng là lầu Xích Khảm.
 
Tuy nhiên chưa đầy 6 tháng sau, Trịnh Thành Công qua đời. Con trai trưởng của ông là [[Trịnh Kinh]] từ [[Hạ Môn]] trở về, đánh bại người chú là Trịnh Tập và lên ngôi. Năm 1664, Trịnh Kinh đổi Đông Đô thành Đông Ninh và bãi bỏ Phủ Thừa Thiên, lầu Xích Khảm trở thành một kho dự trữ thuốc súng. Trịnh Kinh qua đời vào năm 1682, vương triều Đông Ninh xảy ra loạn biến, tận dụng thời cơ đó, [[Nhà Thanh]] mang quân sang đánh bại nhà họ Trịnh, cuối cùng đã hợp nhất Đài Loan vào nước [[Đại Thanh]].
Dòng 83:
{{refend}}
 
[[Thể loại:Công trình kiến trúc Đài Loan]]
[[Thể loại:Pháo đài Đài Loan]]
[[Thể loại:Formosa thuộc Hà Lan]]