Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Thánh Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 234:
Nhà vua có lòng vì nước như thế, nên nhà Minh dẫu có muốn dòm ngó cũng chẳng dám làm gì. Vả lại quân Đại Việt bấy giờ đi đánh [[Lào]], [[Chiêm Thành|Chiêm]] nên thanh thế bao nhiêu, nhà Minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi Đại Việt, quan hệ giữa hai nước vẫn được hoà bình.<ref name="ReferenceB"/>.
 
== Quan hệ với bềanh tôiem==
Lê Thái Tông có bốn người con trai, lần lượt là: Lê Nghi Dân, Lê Khắc Xương, Lê Bang Cơ và Lê Tư Thành.
 
[[Lê Nghi Dân]] là con cả, vốn đã được sắc phong thái tử nhưng vì mẹ là Dương Thị Bí không được vua sủng ái nên bị truất ngôi. Sau đó, vua sủng ái bà phi Nguyễn Thị Anh nên lập hoàng tử Lê Bang Cơ là con của bà làm thái tử. Điều này đã dẫn tới mâu thuẫn lớn trong triều đình vì có tin đồn cho rằng, Lê Bang Cơ không phải là con của vua Lê Thái Tông, bà Nguyễn Thị Anh đã mang thai ông trước khi vào cung làm phi tần (để che dấu bí mật này, Nguyễn Thị Anh đã hãm hại cả gia đình [[Nguyễn Trãi]] – vụ án [[Lệ Chi Viên]]).
 
Lê Nghi Dân thân là con cả nhưng lại bị phế truất vì một hoàng tử thân thế mập mờ, ông không cam lòng và tìm cách đoạt ngôi. Mười bảy năm sau ngày Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ) lên ngôi, ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão (1459), Lê Nghi Dân đã cùng thủ hạ đột nhập vào cung giết vua và cướp ngôi, trở thành Lê Trung Hưng – vị vua thứ tư của triều đại Hậu Lê. Lê Tư Thành sau đó được phong làm Gia Vương.
 
Tám tháng sau, các đại thần là: Nguyễn Xí, Đinh Liệt, Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Nhân Quý, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung… đã tiến hành một cuộc binh biến, vua Lê Trung Hưng bị bắt và bị ép tự tử.
 
Các đại thần vốn muốn lập hoàng tử thứ hai là Cung Vương [[Lê Khắc Xương]] lên ngôi vua để tránh xảy ra chuyện huynh đệ tương tàn như trước đây, nhưng Lê Khắc Xương lại một mực từ chối không muốn làm vua, bởi vậy Lê Tư Thành đăng vị, trở thành vua Lê Thánh Tông.
 
Chuyện nếu chỉ có thế, đã chẳng có gì để bàn, bởi Lê Thánh Tông là đường đường chính chính lên ngôi, không có gì đáng chê trách cả. Nhưng cũng bởi những cuộc tranh giành ngôi vị này mà Lê Thánh Tông đã có những phán quyết sai lầm, đáng tiếc.
 
=== Lê Nghi Dân ===
Theo sử sách, vua Lê Nghi Dân không được công nhận là vua của Đại Việt, dù trên thực tế ông đã cai trị đất nước trong tám tháng, trong thời gian đó cũng không làm gì sai lầm. Tuy vậy, khi Lê Thánh Tông lên ngôi, ông lại không công nhận Lê Nghi Dân, đồng thời truy tôn Lê Bang Cơ và thái hậu Nguyễn Thị Anh.
 
=== Lê Khắc Xương ===
Không chỉ "đối xử tệ bạc" với một người anh trai [[Lê Nghi Dân]], Lê Thánh Tông sau đó còn vì lời gièm pha và e ngại nên đã giẫm vào vết xe đổ của Lê Nghi Dân – Lê Bang Cơ mà bức tử Cung vương [[Lê Khắc Xương]] – anh trai thứ hai của mình.
 
== Quan hệ với bề tôi ==
 
===Nguyễn Trãi===
{{Xem thêm|Vụ án Lệ Chi Viên|Nguyễn Trãi}}
Hàng 271 ⟶ 291:
Với những người thực hiện đảo chính [[Lê Nghi Dân]] thành công để đưa Lê Thánh Tông lên ngôi như [[Nguyễn Xí]], [[Đinh Liệt]], [[Lê Niệm]],... ông đều phong thưởng. Nhưng với những người tham gia vụ đảo chính Nghi Dân trước đó bị thất bại và bị Nghi Dân giết như Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang, khi Nguyễn Xí đề nghị truy phong tiết liệt cho họ thì Lê Thánh Tông không chấp thuận, ngược ông lại còn ban ý chỉ coi việc họ binh biến thất bại như tội thần<ref name="dvsktt12">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt17a.html Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 12]</ref>:
:''Đã xem hết tờ tâu, trong ấy có xin cho bọn Lê Ê, Lê Thụ, Đỗ Bí, Lê Ngang theo như lệ công thần đã mất, nhưng câu ấy còn có thể bẻ lại được, là vì khoảng năm [[Lê Nhân Tông|Diên Ninh]], Đỗ Bí, Lê Ê ở chức cao nhất vào hàng tể thần; Lê Ngang, Lê Thụ tay cầm cấm quân, giữ việc an nguy, đáng lẽ phải dẹp yên giặc loạn, chuyển nguy thành an mới phải, thế mà chỉ biết sắp gà vào trong nồi mà để cá kình lọt ra ngoài lưới. Đến sau mưu việc không kín, đến nỗi phải phơi thây ở bên đường. Đó lại thêm một tội khác trong các tội của bọn Bí, Ngang, có khác gì tội giết [[Tấn Linh công|vua]] của Triệu Thuẫn ngày xưa, sau được để cùng với những công thần đã mất?''
 
==== Lê Lăng ====
[[Lê Lăng]] vốn là một trong số những vị quan đã tổ chức vụ binh biến lật đổ Lê Nghi Dân, khi Lê Thánh Tông lên ngôi, luận công định tội, ông này được coi là có công lớn và được phong làm Thái úy, ban thưởng 300 mẫu ruộng thế nghiệp. Chuyện vốn đang tốt đẹp, nhưng rồi Lê Thánh Tông “tình cờ” phát hiện ra rằng, trước đây Lê Lăng là một trong những người có chủ ý lập Lê Khắc Xương lên ngôi. Lê Thánh Tông bèn tự tay viết một tờ chiếu, ra lệnh cho thái bảo Nguyễn Lỗi và một số người cùng cánh làm ra tờ tội trạng, tố cáo Lê Lăng với Đỗ Công Thích ngầm mưu làm phản, lại tố cáo cả một đại thần tham gia binh biến lật đổ Nghi Dân khác là Lê Nhân Thuận lập bè đảng che mắt vua. Thánh Tông căn cứ vào tờ tố cáo đó kết án xử tử Lê Lăng và những người bị tố cáo khác.
 
Với công thần [[Lê Lăng]] tham gia cùng [[Nguyễn Xí]], sau khi biết Lăng từng có ý lập anh mình là Lê Khắc Xương, Lê Thánh Tông cũng kết án xử tử Lê Lăng vào năm 1462.
Hàng 283 ⟶ 306:
 
==Nhận định==
 
Lê Thánh Tông được xem là minh quân nổi tiếng nhất trong [[lịch sử Việt Nam]]. Sau đây là một số lời nhận xét về ông:
=== Minh quân ===
Lê Thánh Tông được xem là một trong những minh quân nổi tiếng nhất trong [[lịch sử Việt Nam]]. Sau đây là một số lời nhận xét về ông:
 
{{cquote|
Hàng 290 ⟶ 315:
 
{{cquote|
''Vua tư triều cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài, đại lược, võ giỏi văn hay mà cái học của Thánh hiền lại đặc biệt siêng năng, tay không lúc nào rời quyển sách. Các tập kinh, sử, các lịch, toán, những việc Thánh thần, không có gì không bao quát tinh thông. Văn thơ thì vượt trên cả những văn mẫu của các văn thần. Cùng với bọn [[Nguyễn Trực]], [[Vũ Vĩnh Mô]], [[Thân Nhân Trung]], [[Quách Đình Bảo]], [[Đỗ Nhuận]], [[Đào Cừ]], [[Đàm Văn Lễ]] biên soạn bộ Thiên Nam dư hạ, tự đặt hiệu là "Thiên Nam động chủ", "Đạo Am chủ nhân". Lại sùng nho thuật, nâng đỡ nhân tài. Khoa thi chọn kẻ sĩ không phải chỉ có khóa, lệ định 3 năm một lần thi lớn là bắt đầu từ xưa. Người hiền tài được chọn nhiều hơn cả đời vua. Văn võ đều dùng, tùy theo sở trường của từng người. Vì thế, có thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi theo.''|30px||[[Vũ Quỳnh]]<ref name="dvsktt2"/>
''Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu [[Hán Vũ Đế|Vũ Đế]] [[nhà Hán]], [[Đường Thái Tông|Thái Tông]] [[nhà Đường]] cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy.''|30px||[[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]]<ref name="đvsktt12">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt17a.html Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XII, Kỷ nhà Lê: Thánh Tông Thuần Hoàng Đế (phần thượng)]</ref>
}}
 
=== Những sai lầm ===
 
==== Không công nhận Lê Nghi Dân là vua ====
Lê Nghi Dân cướp ngôi của Lê Bang Cơ, Lê Thánh Tông cướp ngôi của Lê Nghi Dân. Nếu Lê Bang Cơ đúng thì Lê Nghi Dân sai, Lê Thánh Tông cướp ngôi của Lê Nghi Dân là đã diệt hôn quân, trở thành vua danh chính ngôn thuận.
Còn nếu Lê Bang Cơ sai (vì không phải con vua Lê Thái Tông, không có quyền được hưởng ngai vị), tức là Lê Nghi Dân giành ngôi hoàng đế khỏi tay “tạp chủng” là đúng đắn, vậy thì binh biến của Lê Thánh Tông trở thành phản nghịch.
 
Chỉ vì muốn khẳng định tính hợp pháp cho ngôi vị của bản thân mà Lê Thánh Tông đã bác bỏ anh trai của mình. Việc làm này của Lê Thánh Tông tuy có thể không là có tội, nhưng nếu xét về tình thì quả là quá mức tàn nhẫn, khiến Lê Nghi Dân phải mang tiếng nhơ muôn thủa.
 
==== Bức tử anh thứ hai Lê Khắc Xương ====
Theo lẽ, địa vị càng cao thì càng lo bị lật đổ và phải tìm mọi cách để bảo vệ quyền lực của mình, có thể Lê Thánh Tông không đáng trách khi hành động như vậy, nhưng Lê Khắc Xương vốn đã có cơ hội làm vua, ông này lại từ chối và nhường cho Lê Thánh Tông, như vậy có thể Lê Thánh Tông đã lấy oán báo ơn Lê Khắc Xương.
 
==== Giết hại công thần Lê Lăng ====
Cũng vì sự tranh giành ngai vị mà Lê Thánh Tông đã giết hại một vị công thần là [[Lê Lăng]]. Có thể Lê Thánh Tông e ngại Lê Lăng "phản được một lần thì sẽ phản được hai lần" và lo lắng việc mình bức tử Lê Khắc Xương sẽ gây bất mãn trong lòng Lê Lăng và phe cánh của ông này nên diệt trước để trừ hậu họa.
 
Lê Lăng bị xử tử, gia sản bị tịch thu. Mọi người trong triều đều cho là ông bị oan nhưng không ai dám nói ra. Sau nhiều năm, Lê Lăng không được minh oan hay đại xá như các đại thần bị hại đời trước như Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi, Lê Sát, Lê Ngân, Trịnh Khả. Theo Đại Việt thông sử, cho đến cuối thời Hậu Lê, cháu xa đời của ông là Lê Diễn vẫn chỉ đang “đợi duyệt để lục dụng”. Lê Lăng kia là công thần đã có công phò vua lên ngôi, vậy mà ông và cả nhà còn bị đối xử như thế, quả đúng là gần vua như gần cọp, đế vương vô tình.
 
{{cquote|
''Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu [[Hán Vũ Đế|Vũ Đế]] [[nhà Hán]], [[Đường Thái Tông|Thái Tông]] [[nhà Đường]] cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy.''|30px||[[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]]<ref name="đvsktt12">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt17a.html Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XII, Kỷ nhà Lê: Thánh Tông Thuần Hoàng Đế (phần thượng)]</ref>
''Vua tư triều cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài, đại lược, võ giỏi văn hay mà cái học của Thánh hiền lại đặc biệt siêng năng, tay không lúc nào rời quyển sách. Các tập kinh, sử, các lịch, toán, những việc Thánh thần, không có gì không bao quát tinh thông. Văn thơ thì vượt trên cả những văn mẫu của các văn thần. Cùng với bọn [[Nguyễn Trực]], [[Vũ Vĩnh Mô]], [[Thân Nhân Trung]], [[Quách Đình Bảo]], [[Đỗ Nhuận]], [[Đào Cừ]], [[Đàm Văn Lễ]] biên soạn bộ Thiên Nam dư hạ, tự đặt hiệu là "Thiên Nam động chủ", "Đạo Am chủ nhân". Lại sùng nho thuật, nâng đỡ nhân tài. Khoa thi chọn kẻ sĩ không phải chỉ có khóa, lệ định 3 năm một lần thi lớn là bắt đầu từ xưa. Người hiền tài được chọn nhiều hơn cả đời vua. Văn võ đều dùng, tùy theo sở trường của từng người. Vì thế, có thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi theo.''|30px||[[Vũ Quỳnh]]<ref name="dvsktt2"/>
}}
 
Hại anh em, giết trung thần, đều chỉ vì ngôi báu. Trong lịch sử không phải chỉ có mình Lê Thánh Tông như vậy, nhưng đây quả là một vết đen đối với vị vua anh minh lỗi lạc bậc nhất này.
 
== Gia quyến ==