Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Lý Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 126:
Mùa hạ năm [[1233]], Tống đình cử [[Mạnh Củng]] ra quân từ Tảo Dương<ref>[[Tảo Dương]], [[Hồ Bắc]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref> đánh Đường châu<ref>[[Đường Hà]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]] của ngày hôm nay</ref>, giết tướng Kim chiếm Đường châu và đánh sang Thuận Dương, tướng Kim Vũ Tiên bỏ trốn, hơn bảy vạn quân Kim đầu hàng người Tống. Sau khi hạ được Đường châu, [[Mạnh Củng]] sai người liên hệ với Mông Cổ đánh Thái châu là sào huyệt cuối cùng của nước Kim. Tháng 12 ÂL, quân Tống chiếm Sài Đàm Lâu. Ngày [[10 tháng 1]] năm [[1234]], chiếm được thành ngoài. Đêm [[8 tháng 2]] năm [[1234]], trước tình thế nguy cấp, [[Kim Ai Tông]] nhường ngôi cho [[Hoàn Nhan Thừa Lân]]<ref name="TTTTG167" />. Hôm sau liên quân tổ chức tấn công một trận lớn. Kim chủ thắt cổ tự tử ở Lan Hiên, tướng [[Hoàn Nhan Hốt Tà Hổ]] cùng 500 người tuẫn tiết. [[Hoàn Nhan Thừa Lân]] lui về Tử Thành, quân Tống thừa cơ đánh sang, Thừa Lân tử trận<ref name="TTTTG167" /><ref>''[[Kim sử]]'', [[:zh:s:金史/卷018|quyển 18]]</ref>. [[Mạnh Củng]] cho quân tiến vào thành, bắt được Tham chính nước Kim [[Trương Thiên Cương]] và hài cốt của Kim chủ. [[Mạnh Củng]] cùng tướng Mông Cổ [[Tháp Sất Nhi]] chia số hài cốt và của cải trong thành làm đôi mỗi bên một phần. Lại lấy tây bắc Trần, Thái làm giới hạn, bắc thuộc Mông nam thuộc Tống; sau đó cùng rút về nước. Triều Kim kể từ Thái Tổ A Cốt Đả đến Ai Tông Ninh Giáp Tốc là được 6 đời 9 chủ, 120 năm.
 
[[Sử Tung Chi]] đưa [[Trương Thiên Cương]], [[Hoàn Nhan Hảo]] cùng vàng bạc châu báu cướp được, có cả hài cốt của [[Kim Ai Tông]] về Lâm An. Hình quan bắt Thiên Cương viết tờ biểu thú tội, coi Ai Tông như một chủ rợ, Thiên Cương không nghe và ghi vào hộp đúng hài cốt bốn chữ cố chủ tuẫn quốc. Thi hài Ai Tông bị đưa vào kho ngục Đại lý tự<ref name="TTTTG167" />. Lý Tông xét công diệt Kim, ban cho [[Mạnh Củng]] đai ngự khí, ban thưởng cho [[Giang Hải]] và các tướng khác.
 
=== Đoan Bình nhập Lạc ===
 
Triệu Phạm, Triệu Quỳ nhân lấy được Thái châu, có ý tiến lên khôi phục tam kinh, giành lại [[Trung Nguyên]]. [[Khâu Nhạc]] can là không nên, Triệu Phạm không nghe. Tham chính [[Kiều Hành Giản]], Hoài Tây tổng lĩnh [[Ngô Tiềm]] và nhiều người khác cũng can ngăn nhưng [[Trịnh Thanh Chi]] lại tán thành. Tháng 6, Có chiếu lệnh anh em họ Phạm đến Hoàng châu<ref>[[Hồ Bắc]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref> triệp tập binh mã; tri Lư châu [[Toàn Tử Tài]] đem vạn quân từ Hoài Tây đến Biện Kinh<ref name="TTTTG167" />. Ở Biện, bọn [[Lý Bá Uyên]], [[Lý Kì Tố]] xin hàng và cùng nhau giết tướng giữ thành [[Thôi Lập]], đem thủ cấp đến Thừa Thiên Môn cúng tế [[Kim Ai Tông]]<ref name="TTTTG167" />.
 
[[Toàn Tử Tài]] được bọn Bá Uyên đón vao Biện. Mười hôm sau, Triệu Quỳ đem quân từ Hoài Tây đến, bảo Tử Tài đánh lấy Lạc Dương và Đồng Quan, Tử Tài thoái thác là lượng thảo chưa đến. Triệu Quỳ phản bác bảo nếu đợi lương thảo tới thì quân bắc cũng đã tới làm sao chống. Tử Tài phải sai bọn [[Từ Mẫn Tử]] và [[Phạm Dụng Cát]] ... cùng 13000 quân đánh lấy Lạc Dương. Lúc này lương thảo của quân Tống đã hết, Lý Tông còn sai [[Chu Dương Tổ]] đến Lạc yết kiến lăng tiên đế. Lúc này thì quân Mông đã vượt [[sông Hoàng Hà]] chuẩn bị nghênh chiến. Tháng 8 ÂL, quân Mông đã tới Lạc Dương lập trại. Hai bên đánh nhau có thắng có thua, nhưng lương thực của quân Tống thì đã gần cạn<ref name="TTTTG167" />. [[Chu Dương Tổ]] sau chạy về nam. [[Dương Nghị]] làm hậu ứng cho [[Từ Mẫn Tử]], khi quân còn cách Lạc 30 dặm thì gặp Mông và bị diệt sạch. Triệu Quỳ và [[Toàn Tử Tài]] ở Biện, quân Mông Cổ cho tháo nước sông Hoàng Hà dẫn vào Biện Kinh, quân Tống chết không biết bao nhiêu mà kể. Từ Mẫn Tử vì lương hết phải rút quân về nam. Quân Mông Cổ tiến vào Lạc Dương rồi đánh sang Biện Kinh, quân Tống bỏ thành mà chạy. Bắc phạt thất bại nặng nề. Triệu Phạm dâng biểu hặc tội [[Toàn Tử Tài]] và Triệu Quỳ bỏ đất mất quân khiến họ bị giáng quan. Bãi chức của [[Sử Tung Chi]], cho Triệu Phạm lên thay. [[Trịnh Thanh Chi]] dâng sớ hặc tội, Lý Tông vỗ về và lưu lại.
 
=== Mông Cổ uy hiếp ===
Dòng 138:
Khi đó tướng tài [[Nam Tống]] không thể không nói tới [[Mạnh Củng]]. [[Mạnh Củng]] ở Tương Dương, chiêu mộ trai tráng 15.000 người lập thành quân Trấn Bắc, được phong chức đô thống chế Tương Dương. Củng còn đến Hoàng châu tu bổ thành trì, chiêu mộ quân dân, đắp lũy giữ thành ngăn chặn quân Mông Cổ. Người Mông lại sai [[Vương Tiếp]] đến [[Lâm An]] trách cứ việc phản bội minh ước, Tống đình không trả lời được phải sai sứ đến tạ lỗi. Từ đó Mông Cổ chuẩn bị kế hoạch xâm lược [[Nam Tống]].
 
Năm [[1236]], lấy cớ Tống đình bội ước, [[Oa Khoát Đài]] phân quân tam lộ đánh xuống phía nam, lần lượt chiếm Tương Dương, Tùy châu. Trong khi đó tại triều đình, [[Sử Tung Chi]] và [[Kiều Hành Giản]] là Tả, Hữu thừa tướng, tiến cử Ngụy Liễu Ông nắm giữ việc quân, thông lĩnh quân Kinh Hồ và Giang Hoài. Dùng [[Ngô Tiềm]], [[Triệu Thiện Tương]], [[Mã Quang Tổ]] vào các chức vụ quan trọng.
 
Quân Mông Cổ đánh bại quân của [[Toàn Tử Tài]] ở Đường châu. Triệu Phạm đưa quân đến cứu và đẩy lui địch, Tào Hữu giết tướng Mông [[Uông Thế Hiển]]. Hai tể tướng sợ Ngụy Liễu Ông lập công đe dọa đến chức của mình nên triệu ông về kinh<ref>''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷168|quyển 168]]</ref>, ít lâu sau Ngụy Liễu Ông qua đời.
 
Tháng 3 ÂL năm [[1236]], bọn Nam quân dưới trướng Triệu Phạm gồm [[Vương Mẫn]], [[Lý Bá Uyên]] liên thủ đốt phá và cướp bóc Tương Dương rồi đầu hàng Mông Cổ. Tháng 5 ÂL, Tống đình bãi chức Triệu Phạm, dùng Triệu Quỳ làm chế trí sứ Hoài Đông lo chống giữ với người Mông. Ở Tương Hán, phủ Đức An, Tùy châu và Kim Môn quân bị mất. Ở phía tây, [[Tào Hữu Văn]] tử trận tại Lợi châu, toàn Tây Thục kể như mất chỉ trong chưa đến một tháng. Tướng Mông [[Khoát Đoan]] vào Thành Đô và đánh lên Văn châu. Tin bại trận lũ lượt bay về Lâm An. Hai vị thừa tướng đều phải bãi chức, lấy [[Thôi Dữ Chi]] làm Hữu thừa tướng, [[Sử Tung Chi]] làm chế trí sứ Hoài Tây chi viện cho Quang Châu, Triệu Quỳ cứu Hợp Phì. Đầu năm [[1237]], [[Mạnh Củng]] cùng [[Trương Thuận]] phá 24 trại Mông Cổ, giải vây cho Giang Lăng. Quân Tống cũng thắng lớn ở Chân châu, giết được nhiều quân Mông, tình hình bắt đầu chuyển biến có lợi cho quân Tống.
 
Năm [[1237]], Lý Tông cải nguyên là Gia Hi, lại dùng [[Kiều Hành Giản]] làm Tả thừa tướng, [[Trịnh Thanh Chi]] tri Xu mật kiêm Tham chính. Trong khi đó quân Mông Cổ đại thắng ở Tây Vực và [[châu Âu]] thanh thế lại lớn mạnh, [[Oa Khoát Đài]] liền chuẩn bị đánh xuống phía nam lần nữa<ref name="TTTTG169">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷169|quyển 169]]</ref>. [[Mạnh Củng]] từ Giang Lăng về cứu Hoàng châu. [[Đỗ Cảo Kiên]] đánh lui quân Mông tại An Phong quân. [[Sử Trung Chi]] lúc đó nghe tin [[Sát Hãn]] đánh Lư châu nên điều [[Đỗ Cảo]] quân đến cứu. Quân Mông Cổ bị [[Đỗ Cảo]] dùng cách đánh hỏa thiêu rụi hết giàn giáo, bèn dùng pháo đánh thành. Pháo bắn tới gặp mái vẩy của quân Tống thì bật ngược lại chỗ quân Mông. [[Đỗ Cảo]] thừa cơ truy kích và đẩy lui được chúng. Triều đình phong Cảo làm chế trí sứ Hoài Tây, [[Mạnh Củng]] làm chế trí sứ Kinh Hồ, chuẩn bị lấy lại Kinh Tương.
Dòng 148:
Năm [[1238]], Mạnh Củng xuất quân khôi phục Dĩnh châu<ref>Đông bắc [[Kinh Môn]], [[Hồ Bắc]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, Kinh Môn. Mùa xuân năm [[1239]] thu phục Tín Dương, Tương Dương và Phàn Thành, ổn định vùng Hoài Nam<ref name="TTTTG169" />. Sau đó Lý Tông lệnh [[Mạnh Củng]] bình định Tứ Xuyên, tháng 12 khôi phục Quỳ châu<ref>[[Phụng Tiết]], [[Trùng Khánh]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>. [[Mạnh Củng]] giữ nghiêm quân kỉ, thưởng phạt công minh, trừng trị tham quan ô lại, khuyến khích sản xuất, tình hình đất Thục nhanh chóng ổn định trở lại<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷442|quyển 442]]</ref>.
 
Năm Gia Hi thứ năm ([[1241]]), Lý Tông cải nguyên là Thuần Hựu. Trước kia sứ thần Mông Cổ là [[Vương Tiếp]] đến Tống lần thứ năm và qua đời ở miền nam ([[1240]]), Tống đình chuyển hài cốt về giao cho Mông Cổ<ref name="TTTTG170">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷170|quyển 170]]</ref>. Đầu năm [[1242]], Mông Thái Tông [[Oa Khoát Đài]] qua đời, hậu thứ sáu là Nãi Mã Chân thị lâm triều xưng chế. Trong khi đó quân Mông do [[Uông Thế Hiển]] chỉ huy lại vào Thục vây Thành Đô, bắt chế trí sứ [[Trần Long Chi]] rồi đánh bại [[Vương Quỳ]] ở Hán châu, đất Thục lại nguy cấp. Mông Cổ sai [[Nguyệt Lý Ma Tư]] thay [[Vương Tiếp]] làm sứ giả đến Tống, nhưng bị tướng giữ Hoài Thượng giam giữ. Người Mông lại cử quân nam hạ. [[Mạnh Củng]] được tin báo, chia quân hai cánh bố trí phòng giữ. Quân Mông Cổ e dè không dám tiến đánh. Tháng 12 năm [[1242]] lấy [[Dư Giới ]] làm An phủ chế trí sứ Tứ Xuyên, tri Trùng Khánh<ref name="TTTTG170" />. Dư Giới đến trận, trọng hiền lễ sĩ, thưởng phạt nghiêm minh. Sau đó dâng biểu về triều, dời thành Hợp châu về Điếu Ngư Sơn ([[1243]]). Từ đây dân Thục không còn bị người Mông Cổ quấy nhiễu nữa.
 
Tuy nhiên tình thế Giang Hoài lại thất lợi. Mùa thu năm [[1242]], tướng Mông [[Trương Nhu]] vượt sông Hoài thẳng tới các châu Dương, Từ, Hòa, Tiêu, Thông, Tự uy hiếp Giang Lăng. Sử Tung Chi điều [[Mạnh Củng]] đến Giang Lăng chống cự Mông Cổ, hai bên ở thế cầm cự một thời gian dài. Năm [[1246]], Quý Do lên ngôi Đại Hãn, nhưng chỉ được 3 năm thì chết. Mông Cổ rơi vào rối loạn, cuối cùng ngôi hãn lọt vào tay con của [[Đà Lôi]] là Mông Hiến Tông Mông Kha. Do việc tranh giành ngôi báu bên trong mà Mông Cổ phải triệu các đạo quân nam chinh trở về. Tháng 9 năm [[1246]], [[Mạnh Củng]] qua đời, được truy tặng Thái sư Cát quốc công<ref name="TTTTG172">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷172|quyển 172]]</ref>. [[Nam Tống]] mất đi một tướng tài, từ đó trở nên yếu thế so với Mông Cổ. Giả Tự Đạo lên thay [[Mạnh Củng]], Giang Hán khó lòng mà còn giữ được.
 
Năm [[1244]], Dư Giới giết chết Lợi châu đô thống [[Vương Quỳ]]. Giới quản lĩnh việc quân ở Thục đến tháng 6 năm [[1253]] thì bị Tả Thừa tướng [[Tạ Phương Thúc]] triệu về kinh giữ chức Học sĩ điện Tư Chánh. [[Dư Giới]] được tin thì buồn rầu sinh bệnh rồi qua đời<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷417|quyển 417]]</ref>. Tống đình bổ dụng [[Dư Hối]] lên thay [[Dư Giới]. Năm [[1254]], thị ngự sử [[Ngô Toại]] dâng sớ kể bảy tội của [[Dư Giới]], Lý Tông liền tịch gia sản của ông<ref name="TTTTG174">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷174|quyển 174]]</ref>. Tại Thục, [[Dư Hối]] bị người Mông Cổ đánh bại ở Cam Nhuận, hiểm địa Tử Kim Sơn bị mất. Tham chính [[Từ Thanh Tẩu]] (được [[Tạ Phương Thúc]] giật dây) dâng sớ hặc tội [[Dư Hối]], Lý Tông triệu [[Dư Hối]] trở về, lấy [[Lý Tăng Bá]] làm chế trí sứ Kinh Hồ kiêm tuyên phủ sứ Tứ Xuyên.
 
=== Triều chánh đại hoại ===
 
Năm [[1239]], Lý Tông bổ nhiệm [[Kiều Hành Giản]] làm Thiếu phó Bình chương quân quốc trọng sự; [[Lý Tông Miễn]], [[Trịnh Thanh Chi]] làm Tả, Hữu thừa tướng. Bấy giờ [[Kiều Hành Giản]] thiếu quyết đoán, [[Lý Tông Miễn]] quá nghiêm khắc còn [[Sử Tung Chi]] thừa cơ lấn át. Về sau [[Kiều Hành Giản]] và [[Lý Tông Miễn]] xin trí sĩ rồi lần lượt qua đời, triều chính rơi vào tay [[Sử Tung Chi]]. Nhiều đại thần như [[Đỗ Phạm]], [[Lưu Ứng Khởi]], [[Lý Thiều]], [[Từ Vinh Tẩu]], ... không được lòng Tung Chi nên đều bị bài xích.
 
Tháng 9 năm [[1244]], phụ thân [[Sử Tung Chi]] là [[Sử Di Thành]] có bệnh nặng và qua đời, Tung Chi phải xin nghỉ<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷319|quyển 319, liệt truyện 173]]</ref>. Nhưng mấy hôm sau Lý Tông lại bổ dụng trở lại. Thái học sinh [[Hoàng Khải Bá]] cùng 144 người dâng sớ hặc tội Tung Chi bất trung, bất hiếu. Lại có [[Ông Nhật Thiện]] và 67 người, [[Lưu Thời Phượng]] và 94 người dâng thơ đả kích Tung Chi. [[Từ Nguyên Kiệt]] vào cung gặp Lý Tông bàn về việc này nhưng Lý Tông cũng không nghe. Lại có [[Lưu Hán Bật]] cũng dâng sớ với nội dung tương tự<ref name="TTTTG171">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷171|quyển 171]]</ref>. Đầu năm [[1245]], Lý Tông mới để Tung Chi về chịu tang; bổ dụng [[Phạm Chung]], [[Đỗ Phạm]] là Tả, Hữu thừa tướng. [[Đỗ Phạm]] dâng sớ xin thi hành năm điều cần thiết và 12 điều nên làm, khuyên vua chăm lo việc nước; lại dùng [[Từ Nguyên Kiệt]] làm Thị lang bộ Công. Hai vị đại thần dốc lòng phò chính, ai nấy đều hi vọng về một thời kì thái binh. Nhưng [[Đỗ Phạm]] chỉ tại vị được 80 ngày rồi sớm qua đời. Một tháng sau [[Từ Nguyên Kiệt]] đột nhiên qua đời, có lời đồn là bị [[Phạm Chung]] đầu độc. Triều đình hạ lệnh tra xét nhưng không có chứng cứ. Tiếp đó là [[Lưu Hán Bật]], [[Sử Cảnh Khanh]] lần lượt đột tử. Ai nấy đều biết họ bị hãm hại nhưng không có chứng cứ thì làm được gì, Lý Tông chỉ còn biết hậu táng mấy vị đại thần và chu cấp cho gia quyến của họ<ref name="TTTTG171" />. Cuối năm [[1246]], [[Sử Tung Chi]] xin được phục chức, Lý Tông có ý dùng lại, nhưng các đại thần [[Chương Viêm]], [[Lý Ngang Anh]], [[Hoàng Sư Ung]] cùng dâng tấu hặc tội Tung Chi nên ông ta không được dùng
 
[[Phạm Chung]] xin cáo lão. Đầu năm [[1247]], Lý Tông lại dùng [[Trịnh Thanh Chi]] làm Hữu thừa tướng rồi Thái sư Tả thừa tướng, [[Ngô Tiềm]] làm Tham tri chính sự, Triệu Quỳ làm Hữu thừa tướng kiêm Xu mật sứ. Tuy nhiên vì Triệu Quỳ chưa từng đỗ đạt nên bị đàn hặc và giáng chức Quan Văn điện học sĩ, Lễ tuyền quan sứ ([[1250]])<ref name="TTTTG173">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷173|quyển 173]]</ref>, lại thăng Giả Tự Đạo làm chế trí sứ Lưỡng Hoài kiêm tri Dương châu, [[Lý Tăng Bá]] làm chế trí sứ Kinh Hồ kiêm tri Giang Lăng. Lúc đó trong cung quý phi Giả thị lâm bệnh qua đời, Lý Tông phong cho Uyển dung Diêm thị làm quý phi. Từ cuối năm [[1248]], [[Trịnh Thanh Chi]] nhiều lần xin bãi miễn nhưng không được chấp thuận. Mùa đông năm [[1251]], [[Trịnh Thanh Chi]] qua đời<ref name="TTTTG173" />. Lý Tông dùng [[Tạ Phương Thúc]], [[Ngô Tiềm]] là Tả, Hữu thừa tướng. Nguyên lúc này [[Sử Tung Chi]] đã hết tang, Lý Tông đã định dùng lại. Chiếu thư đã ban ra nhưng không hiểu vì sao lại đổi thành như vậy.
 
Năm [[1253]], Lý Tông cải nguyên thành Bảo Hựu. Trong khi tại triều đình, [[Ngô Tiềm]] bị luận tội và bãi chức. Lúc đó có An phủ sứ [[Vương Duy Trung]] chê bai [[Dư Hối]] ở Tứ Xuyên. Hối biết được liền cùng [[Trần Đại Phương]] vu tội Duy Trung. Tống đình hạ lệnh chém đầu Duy Trung. Mấy hôm sau thì Đại Phương cũng đột tử<ref name="TTTTG174" />. Lúc này nội thị [[Đổng Tống Thần]] thân thiết với Diêm quý phi nên được bổ dụng quản lú Hữu Thánh quan. Tống Thần đẩy Lý Tông vào con đường ăn chơi: xây Mai Đường, Phù Dung Các và Hương Lan đình, bắt trăm họ phải hiến ruộng và phục dịch, do đó lời ta thán khắp nơi<ref name="TTTTG174" />. Lại tuyển nhiều gái đẹp vào hậu cung, Lý Tông ngày đêm dâm loạn. Tống Thần còn học theo việc [[Tống Huy Tông|Huy Tông hoàng đế]] với [[Lý Sư Sư]] mà đưa ca kĩ vào cung. Giám sát ngự sử [[Hồng Thiên Tích]] dâng sớ can gián nhưng Lý Tông không nghe. Lại có [[Lưu Doãn Thăng]], Đinh Đại Toàn, [[Trần Đại Xương]], [[Hồ Đại Phương]] được Diêm Quý phi tín nhiệm nên thăng chức liên tục, chúng gièm pha khiến [[Hồng Thiên Tích]] bị bãi. Người đương thời gọi Toàn, Xương và Phương là ba con chó không sủa.
 
Mùa thu năm [[1255]], [[Chu Ứng Nguyên]] hặc tội Tả Thừa tướng [[Tạ Phương Thúc]] và Tham chính [[Từ Thanh Tẩu]], khiến hai người bị bãi chức. Lý Tông dùng Tham chính [[Đổng Hòe]] làm Hữu Thừa tướng kiêm Xu mật<ref name="TTTTG174" />. [[Đổng Hòe]] dâng sớ xin cấm ba điều hại. Đinh Đại Toàn tìm cách công kích [[Đổng Hòe]]. [[Đổng Hòe]] xin Lý Tông trị tội Đại Toàn nhưng không được. Đại Toàn biết chuyện, nên vào tháng 7 năm [[1256]] đã dâng sớ đàn hặc [[Đổng Hòe]] rồi cho quân vào Đại Lý tự ngang nhiên bắt [[Đổng Hòe]] rồi tuyên chiếu bãi tướng. Vậy mà Lý Tông không hề trách phạt mà còn đồng ý bãi chức của [[Đổng Hòe]]. Thái học sinh [[Trần Nghi Trung]] cùng năm người khác dâng thư kể tội Đại Toàn, Đại Toàn liền hặc tội họ ăn nói bừa bãi rồi đày ra châu xa. Năm sau, [[Trình Nguyên Phượng]] được cất nhắc làm Hữu thừa tướng, Đinh Đại Toàn Giám thư Xu mật viện sự kiêm quyền Tham chính.
 
Năm [[1257]], Lý Tông dùng Giả Tự Đạo làm Xu mật sứ, [[Ngô Uyên]] làm Tham chính<ref>Tuy nhiên mấy hôm sau thì [[Ngô Uyên]] qua đời</ref>. Cũng năm đó, [[Sử Tung Chi]] hoăng. Năm [[1258]], [[Trình Nguyên Phượng]] bị bãi chức<ref name="TTTTG175">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷175|quyển 175]]</ref>. Lấy Đinh Đại Toàn làm Hữu Thừa tướng kiêm Xu mật, [[Lâm Tồn Đồng]] làm Đồng tri Xu mật viện.
 
=== Trận Điếu Ngư ===
Dòng 179:
:''Người bắc giỏi ngựa, người nam giỏi thuyền, lời đồn thực không sai''<ref name="TTTTG175" />.
 
Bèn sai [[Đổng Văn Bính]] chuẩn bị vượt sông. Văn Bính vừa xuất trận và đánh lui quân Tống. Vượt sông rồi, quân Mông đánh Ngạc châu, Đoan châu, Lâm Giang. Lúc này Đinh Đại Toàn nhiều lần giấu việc không báo nên bị bãi tướng. Lý Tông dùng [[Ngô Tiềm]] làm Tả Thừa tướng, Giả Tự Đạo làm Hữu Thừa tướng, xuất kho úy lạp tướng sĩ. [[Đổng Tống Thần]] xin dời đô tránh giặc, nhưng do có Tạ hoàng hậu can gián, nên thôi. Lúc này quân Mông Cổ đánh Ngạc châu, vây Thường Thắng quân. Khi đó Giả Tự Đạo đưa quân đến Hoàng châu, nghe tin bắc quân đến thì khiếp vía. May nhờ có [[Tôn Hổ Thần]] cầm quân đánh thắng được người Mông. Giả Tự Đạo hèn nhát, sai [[Tống Kinh]] sang Mông Cổ xin xưng thần cắt đất, Hốt Tất Liệt không theo. Mãi về sau, nghe tin [[Mông Kha]] đã chết, [[A Lí Bất Ca]] lên ngôi ở Hòa Lâm, mới để Tống nghị hòa và đưa quân lên bắc tranh ngôi. Giả Tự Đạo sai [[Hạ Quý]] cho quân truy kích, đánh bại quân Mông<ref name="TTTTG175" />.
 
Tự Đạo về Lâm An, giấu việc nghị hòa chỉ báo tin thắng trận, được tiến phong Thiếu sư Ngụy quốc công, [[Lã Văn Đức]] làm Kiểm hiệu thiếu phó, gia quan cho các tướng có công.
Dòng 185:
=== Trị vì thời kì cuối ===
 
Giả Tự Đạo là con của chế trí sứ Hoài Đông [[Giả Thiệp]]. Nguyên chị Tự Đạo là Giả quý phi trong cung được sủng ái, nên Tự Đạo cũng được trọng dụng, vào tháng 3 ÂL năm [[1234]] được bổ Điền tịch lệnh<ref name="TTTTG167" />. Tự Đạo từ nhỏ đã ham chơi ít học, thường chơi đùa với bọn kĩ nữ. Một hôm Lý Tông nhân lên lầu xem phong cảnh thì thấy Giả Tự Đạo đang dạo chơi với bọn kĩ nữ. Sai [[Sử Nham Chi]] đến răn đe. Nham Chi vì sợ thế của quý phi nên tâu rằng Tự Đạo là người giỏi không nên câu nệ tiểu tiết. Từ đó Lý Tông có ý dùng Tự Đạo. Kể từ sau trận Điếu Ngư, thanh thế Tự Đạo ngày một lớn, bắt đầu thao túng đại quyền. Trước hết Tự Đạo tiềm cách loại bỏ [[Ngô Tiềm]].
 
Lý Tông không có con trai, nên dùng con của Vinh vương Dữ Nhuế là Mạnh Khải kế tự, đổi tên là Tư rồi lại đổi là Kì, phong Trung vương<ref>''[[Tống sử]]'', [[:zh:s:宋史/卷046|quyển 46]]</ref>. Sau chiến thắng quân Mông, Độ Tông muốn lập Trung vương làm thái tử. [[Ngô Tiềm]] tấu rằng
:''Thần không có tài nhìn xa, nhưng biết Trung vương không phải là phúc của bệ hạ''<ref name="TTTTG176">''[[Tục tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷176|quyển 176]]</ref>.
 
Lý Tông rất giận và Giả Tự Đạo rất mừng. Tự Đạo bèn gièm pha cho [[Lý Tông]] bãi chức [[Ngô Tiềm]] vào tháng 4 ÂL năm [[1260]]. Tháng 6 ÂL năm Cảnh Định nguyên niên ([[1260]]), lập Trung vương Kì làm hoàng thái tử. Lý Tông giáo dục thái tử rất nghiêm, đặt lệ tờ mờ sáng phải tới vấn an các cung, một giờ sau hồi cung, lúc trời sáng hẳn thì ra triều nghe bàn luận về chính sự. Lúc thối triều lại phải vào giảng đường, nghe giảng quan giảng kinh nghĩa, rồi giảng sử sách, mỗi ngày ông bị ép phải đọc không biết bao nhiêu là sách. Có hôm Lý Tông còn triệu ông vào hỏi hôm sau học sách gì, nếu trả lời được thì ban tọa, ban trà; trả lời khôngg được thì phải dứng trận lôi đình và bắt phải học lại. Tháng 7 ÂL, quý phi Diêm thị qua đời, thụy là Huệ Chiêu; từ đó bọn nội thị mất chỗ dựa và không thể lộng hành được nữa.
 
Mông Cổ sai sứ đến hỏi về minh ước, Giả Tự Đạo bắt giữ sứ thần Mông Cổ để giấu kín việc nghị hòa. Sợ trong nội đình tiết lộ việc đó ra nên đày [[Đổng Tống Thần]] ra Cát châu; quy định con em quan lại không can dự triều chính, ngoại thích không vào giám ti. Một mình Tự Đạo nắm hết quyền hành. Về sau Tự Đạo còn hặc tội [[Cao Đạt]], [[Tào Thế Hùng]]; làm khó chư tướng bắt họ nộp biên phí, Triệu Quỳ và [[Sử Nham Chi]] phải bãi quan để bồi thường; [[Hướng Sĩ Bích]] đày ra Chương châu sau uất mà chết, [[Vương Kiên]] giáng làm tri Hòa châu. Năm [[1261]], [[Lưu Chỉnh]] bị Tự Đạo ghét nên dâng Lư châu hàng Mông Cổ<ref name="TTTTG176" />. [[Du Hưng]] đem quân ra đánh Chỉnh nhưng thất bại, Tống đình sai [[Lã Văn Đức]] đến thay làm tuyên phủ sứ Tứ Xuyên. Năm [[1262]], [[Lã Văn Đức]] sau đó giành lai được Lư châu, đổi nơi này thành An Giang quân, triều đình tiến phong Văn Đức làm Khai phủ.
 
[[Ngô Tiềm]] bị đày ra Tuần châu nhưng Giả Tự Đạo vẫn thấy chưa hả, liền lệnh [[Lưu Tông Thân]] đến để thừa cơ hạ độc. Cuối năm [[1262]], Tông Thân xông vào nơi ở của [[Ngô Tiềm]] ép ông uống rượu độc. Ngô Thừa tướng qua đời không ai không thương xót. Giả Tự Đạo sợ mang tiếng nên giết [[Lưu Tông Thân]] và mai táng cho [[Ngô Tiềm]]<ref name="TTTTG176" />.
 
Theo lời Giả Tự Đạo, Lý Tông nhận hàng tướng Mông Cổ là [[Lý Đàn]] ở Kinh Đông. Mông Cổ chủ Hốt Tất Liệt giận lắm, sai [[Sử Thiên Trạch]] và [[Cáp Tất Xích]] đánh Tống, giết [[Lý Đàn]] rồi tiếp tục nam hạ, chiếm trọn đất Tề.