Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thiettam (thảo luận | đóng góp)
Thiettam (thảo luận | đóng góp)
Dòng 13:
Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm, từ 1955 đến 1975, bị ảnh hưởng nặng nề bởi [[Chiến tranh Việt Nam|chiến tranh]] và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển. Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở [[miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]].<ref name="NTL6-7" />
 
Bên cạnh những thành tựutích, giáo dục Việt Nam Cộng hòa cũng tồn tại nhiều khuyết điểm. Nhiều lý thuyết, triết lý, kế hoạch giáo dục chưa được thể hiện trong thực tế, nên vẫn còn bị nhiều bậc nhà giáo đương thời chỉ trích nặng nề. Vài kế hoạch đôi khi chỉ phản ảnh sáng kiến của một vài cá nhân hay tập thể, chưa có một chính sách giáo dục rõ rệt và nhất quán từ trên xuống, sự phát triển có lúc còn thiếu định hướng, lộn xộn và chắp vá. Nhiều khuyết điểm cả khách quan lẫn chủ quan được các nhà giáo dưới thời Việt Nam Cộng hòa chỉ ra như: chương trình học được rập khuôn theo Pháp, áp lực thi cử nặng nề, không có kế hoạch dài hạn và quy mô, cơ sở vật chất và kinh phí thiếu thốn, sách giáo khoa không thống nhất, không có chính sách pháp luật bảo vệ quyền lợi giáo chức, triết lý giáo dục mơ hồ nên khó áp dụng vào thực tế...<ref>http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=5227%3Agiao-dc-min-nam-vit-nam-1954-1975-tren-con-ng-xay-dng-va-phat-trin&catid=115%3Agiao-dc&Itemid=189&lang=vi</ref>
 
== Triết lý giáo dục ==