Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
 
==Việt Nam==
Trước khi [[Pháp]] chiếm đóng [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]], tồn tại nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo các tư liệu ghi chép và khảo cứu thì có 3 loại thước chính: ''thước đo vải'' từ 0,6 đến 0,65 [[mét]], ''thước đo đất'' khoảng 0,47 mét và ''thước nghề mộc'' từ 0,28 đến 0,5 mét.<ref name="HP">Hoàng Phê (Chủ Biên), Từ điển tiếng Việt. Nxb KHXH. Hà Nội, 1988.</ref><ref name="Khoi">Lê Thành Khôi,Tìm hiểu một số đơn vị đo lường ngày trước. Kỷ yếu Hội thảo phục hồi điện Cần Chánh. Trung tâm BTDTCĐ Huế & Đại học Waseda xuất bản. Huế-Tokyo. 2000</ref><ref name="NDD">Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn. Tập Thừa Thiên. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. Tập Biên Hòa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 1994.</ref><ref>[http://www.hue.vnn.vn/service/printversion?article_id=80662 Phan Thanh Hải, Thước cổ nhà Nguyễn]</ref>. Từ các loại thước trên để suy ra chiều dài các loại trượng tương ứng.
 
Do đó cũng có các loại trượng tương ứng.
 
Ngày 2 tháng 6 năm 1897, [[Toàn quyền Đông Dương]] [[Paul Doumer]] đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc Kỳ thống nhất tất cả các loại thước thành một loại ''thước ta'' bằng 0,40 [[mét]]<ref name="DKQ">''Trang 236'', Việt Nam những sự kiện lịch sử; ''tác giả'' Dương Kinh Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 1999</ref>. Theo đó, một trượng dài 4 [[mét]]. Tuy nhiên, ở Trung Kỳ nước ta vẫn dùng chuẩn cũ với chiều dài 1 trượng = 4,7 mét.<ref name="UN">United Nations. Department of Economic and Social Affairs. Statistical Office of the United Nations. World Weights and Measures. Handbook for Statisticians. Statistical Papers. Series M no. 21 Revision 1. (ST/STAT/SER.M/21/rev.1), New York: United Nations, 1966.</ref>