Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ trường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Boehm (thảo luận | đóng góp)
Dòng 18:
Tuy nhiên, có ba khám phá gây thách thức đến cơ sở từ học. Đầu tiên, [[Hans Christian Ørsted|Hans Christian Oersted]] năm 1819 khám phá ra hiện tượng dòng điện sinh ra từ trường bao quanh dây dẫn. Năm 1820, [[André-Marie Ampère]] chỉ ra rằng hai sợi dây song song có dòng điện cùng chiều chạy qua sẽ hút nhau. Cuối cùng, [[Jean-Baptiste Biot]] và [[Félix Savart]] khám phá ra [[định luật Biot–Savart]] năm 1820, định luật miêu tả đúng đắn từ trường bao quanh sợi dây có dòng điện chạy qua.
 
[[File:Ørsted - ger, 1854 - 682714 F.tif|thumb|[[Hans Christian Ørsted]], ''Der Geist in der Natur'', 1854]]
Dựa trên ba khám phá trên, Ampère đã công bố một mô hình thành công cho từ học vào năm 1825. Trong mô hình này, ông chỉ ra sự tương đương giữa dòng điện và nam châm<ref>{{harvnb|Whittaker|1951|p=88}}</ref> và đề xuất rằng từ tính là do những vòng chảy vĩnh cửu (đường sức) thay vì các lưỡng cực từ như trong mô hình của Poisson.<ref group="nb">Nhìn từ xa, từ trường do lưỡng cực từ giống hệt với mô hình các đường sức khi các nam châm và vòng dây khá nhỏ. Do vậy, hai mô hình này chỉ khác nhau đối với từ trường trong vật liệu.</ref> Mô hình này có thêm thuận lợi khi giải thích tại sao lại không có đơn cực từ. Ampère dựa vào mô hình suy ra được cả định luật lực Ampère miêu tả lực giữa hai dây dẫn có dòng điện chạy qua và định luật Ampère (hay chính là định luật Biot–Savart), miêu tả đúng đắn từ trường bao quanh một sợi dây có dòng điện. Cũng trong công trình này, Ampère đưa ra thuật ngữ [[điện động lực]] miêu tả mối liên hệ giữa điện và từ.