Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam tiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đang sửa
n chính tả, replaced: dành được → giành được using AWB
Dòng 5:
'''Nam tiến''' là thuật ngữ chỉ sự xâm chiếm và mở rộng [[lãnh thổ]] của [[người Việt]] về [[hướng Nam|phương nam]] trong [[lịch sử Việt Nam]].
[[Thời kỳ tự chủ Việt Nam|Thời kỳ đầu mới dànhgiành được độc lập tự chủ]], lãnh thổ [[Đại Việt]] bao gồm khu vực [[Đồng bằng sông Hồng|đồng bằng châu thổ sông Hồng]], các đồng bằng nhỏ ven biển [[Bắc Trung Bộ]]. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
 
Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ [[thế kỷ 11]] đến giữa [[thế kỷ 18]] lãnh thổ [[Việt Nam]] về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Dòng 13:
Do yếu tố địa lý, đặc điểm dân cư, nhu cầu an ninh bảo vệ lãnh thổ mà cương thổ nước [[Đại Việt]] theo tiến trình lịch sử các triều đại phong kiến đã được mở rộng chủ yếu dần từ Bắc vào Nam.
 
Đặc điểm địa lý là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất, hướng [[Đông]] giáp biển, hướng [[Tây]] thì bị dãy [[Dãy Trường Sơn|Trường Sơn]] ngăn cản, phía bắc là cường quốc với lãnh thổ rộng lớn của người [[Hán]]; nên hướng thiên di, mở rộng khả thi nhất là tấn công và xâm chiếm các nước lân bang ở phương Nam.
 
Đặc điểm dân cư là yếu tố thứ 2, người Việt vốn sống chủ yếu ở các đồng bằng, phát triển văn minh dựa trên [[Văn minh lúa nước|nông nghiệp lúa nước]], họ cần những vùng đất bằng phẳng dồi dào nguồn nước để tưới tiêu. Với nhu cầu đó mà họ dần men theo các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Với hình thức người dân đi trước làng nước theo sau mà người mới di dân đến sống hòa lẫn dần vào người bản địa, đem theo kĩ thuật canh tác, chế tác công cụ nông nghiệp.
 
Thời trước không có khái niệm dân tộc, chủng tộc người dân bị phân biệt bởi triều đình nhà nước phong kiến cai quản vùng đất đó. Khi dân số phát triển, nhu cầu mở rộng lãnh thổ đã dẫn tới các xung đột lớn, các cuộc chiến tranh có quy mô. Vùng biên là nơi xảy ra những xung đột đó; để bảo vệ lợi ích đảm bảo phát triển ổn định mà có các cuộc chiến bình định, triệt tiêu bên kia, đi kèm nó là mở rộng vùng ảnh hưởng, chiếm đóng.
 
==Sát nhập Chiêm Thành==
Dòng 31:
Để chuộc tội [[Chế Củ]] dâng đất của ba châu [[Bố Chính]], [[Địa Lý (châu)|Địa Lý]] và [[Ma Linh]] cầu hòa. Vua Lý Thánh Tông đặt tên cho vùng đất mới này là [[trại Tân Bình]], lãnh thổ [[Đại Việt]] mở rộng thêm vùng đất này<ref>Những châu ấy nay ở địa hạt các huyện Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Lệ Thuỷ thuộc tỉnh Quảng Bình và huyện Bến Hải tỉnh Quảng Trị.</ref>.
 
Năm [[1306]] là giai đoạn Chiêm Thành và Đại Việt có mối giao hảo tốt đẹp (Đại Việt và Chiêm Thành đã cùng liên minh chống quân Nguyên xâm lược), nhà Trần gả [[huyền Trân|công chúa Huyền Trân]] cho vua Chiêm Thành bấy giờ là [[Chế Mân]] (''Jaya Simhavarman'').
 
Đổi lại [[Chế Mân]] dâng đất cho Đại Việt gồm [[Châu Ô]] và [[Châu Lý|Châu Rí]]. Các vùng đất này được vua [[Trần Anh Tông]] đổi tên là [[Thuận Châu]] và [[Châu Lý|Hóa Châu]]<ref>Nay thuộc vùng nam [[Quảng Trị]] và [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên-Huế]]</ref>, lãnh thổ [[Đại Việt]] phía nam tới Hải Vân Quan ([[đèo Hải Vân]] ngày nay).
 
Những năm đầu thời kỳ [[nhà Hồ]], từ [[1400]] đến [[1403]], nhà Hồ liên tục đem quân [[Chiến tranh Việt-Chiêm 1400-1407|tấn công Chiêm Thành]].
 
Năm 1402, [[Hồ Hán Thương]] mang quân đi đánh Chiêm Thành, 2 bên giao chiến đều có thiệt hại nhưng cuối cùng quân Chiêm bị thua, vua Chiêm là [[Ba Đích]] sợ hãi dâng voi trắng, voi đen và xin nộp đất [[Chiêm Động]] (nam [[Quảng Nam]]) để làm điều kiện cho [[nhà Hồ]] lui quân. [[Hồ Quý Ly]] không chấp nhận, bắt phía [[Chiêm Thành]] phải làm tờ biểu khác và dâng cả đất [[Cổ Lũy]] (bắc [[Quảng Ngãi]]). [[Ba Đích]] thế yếu phải chấp nhận yêu sách của nhà Hồ, bèn chuyển dân về phía nam và nộp đất Chiêm Động, Cổ Lũy.
 
Năm 1403, [[Hồ Hán Thương]] lại ra lệnh đóng chiến thuyền nhỏ để tiếp tục đánh Chiêm. [[Nhà Hồ]] mang 20 vạn quân đánh Chiêm Thành lần thứ ba, quân nhanh chóng tiến đến bao vây kinh thành [[Chà Bàn]] của [[Chiêm Thành]]. Tướng [[Phạm Nguyên Khôi]] vây hãm [[Chà Bàn]] trong 9 tháng nhưng không hạ được. Quân [[Đại Ngu]] hết lương, đành phải rút về.