Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Hùng, Đông Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: đánh vần, replaced: quí → quý (2)
n →‎Chú thích: đánh vần, replaced: quỉ → quỷ
Dòng 90:
Câu ca dao trên cho chúng ta thấy Dộc Nội là 1 làng cổ quần cư lâu đời. Cùng với sự hình thành và phát triển của Cổ Loa, Dục Nội đã trở thành vùng đất đối đầu, tiền vệ cho thành Cổ Loa chống lại giặc từ phương Bắc tràn xuống. Dục Nội có các địa danh tên đất cổ như Đình Bạc, núi Làng, núi Đỏ, Bãi Thỏ ở vị trí ôm ngoài phía Bắc chân thành ngoại Cổ Loa.
Dục Nội cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Dục Nội có tên nôm là Dộc (làng Dộc), cổ xưa nữa Dộc Nội có tên là Cổ Vân Trang. Dục Nội có 3 thon quần tụ trải dài trên một vùng đất rộng đó là Dộc Đoài, Dộc Trung và Dộc Đông. Xưa kia làng có 2 ngôi đình và 2 ngôi chùa, trải qua chiến tranh tàn phá hiện nay chỉ còn lại Đình Đoài và chùa Trung và chùa Đông. Vì làng rộng dân số đông nhân dân dựng 2 đình là đình Trung và đình Đoài, chùa Đông và chùa Trung. Dân cư 3 thôn sinh hoạt chung ở 2 đình và 2 chùa được chia ra. Đình Trung dành cho thôn Trung và thôn Đông, đình Đoài dành cho thôn Đoài, còn chùa Trung dành cho thôn Trung thôn Đoài, chùa Đông dành cho thôn Đông. Chính vì vậy mà sự đoàn kết làng xã cộng đồng của Dục Nội được thể hiện qua các lễ hội đình, chùa hàng năm.
Làng Dục Nội thờ 3 vị thành hoàng có công với nước với dân cả 3 vị là những tấm gương tiên liệt để con cháu noi theo. Chuyện kể rằng: Vị "Đống Lang Linh Thần Đại Vương" là vị thổ thần bản địa, cai quản âm phù cho cộng đồng dân cư. Vị thành hoàng này có lẽ được dân làng tôn vinh thờ phụng từ sớm cùng với sự ra đời của quần cư. Đầu tiên thần được thờ cùng ở ngôi miếu cổ sau đó được thờ ở đình làng. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nước đánh giặc ngoại xâm. Vị "Thiên Cương Thần Tướng Đại Vương" có công đánh giặc xích Quỷ và giặc Ân từ thời Hùng Vương thứ 6. Thần tích chép rằng ông là con cả của Quận Vương Kinh Bắc trong 15 bộ của triều Hùng Vương. Khi nước ta có giặc A Lỗ Châu cầm đầu là xích Quỷ chưa xâm lược giặc Đông, yêu binh lại có tà thuật, thế nước bị nguy nan. Thiên Cương theo lệnh cha về triều giúp nước trừ họa, lúc lâm trận chàng giở phép thần bắt sống được quỉquỷ chúa, dẹp tan quân địch. Khi ra trận Thiên Cương đã mộ 50 tráng đinh của trang Dộc Nội đi theo ngài đánh giặc, bản trang đã được chọn làm đất hộ nhi. Khi có giặc Ân sang xâm lấn, Thiên Cương cùng phù Đổng Thiên Vương xuất quân đánh tan giặc Ân. Sau vua Hùng ban phong cho ngài làm Đại Vương. Vị "phúc liêu Thần Đại Vương Ngô Tướng Quân, một vị tướng giúp vua Lê Lợi khởi nghĩa giành độc lập ở thế kỷ 15. Thần tích chép: Thời cuối triều Trần ở xã Bình Lâm, huyện An Phúc phủ Từ Sơn quận Kinh Bắc (nay là thôn Mạnh Tân Xã Thụy Lâm, huyện đông Anh có gia đình ông bà Ngô Hiển và Dương Thị Oanh, hai ông bà ăn ở phúc hậu, lấy nghề bán dầu làm kế sinh nhai. Một lần ông nằm mơ được thần linh báo mộng cho huyệt đất tốt tết sinh quý nhân giúp nước, ông đã làm theo. Thời gian sau bà có mang đến ngày 10/08 năm Giáp Tý (1384) sinh được người con trai đặt tên là Ngô Đễ, tướng mạo khôi ngô. Năm 15 tuổi có sức vóc cao lớn, thông minh, thuộc làu binh thư, giỏi các môn võ nghệ. Khi 20 tuổi cha mẹ mất ông vô cùng thương xót, lo an táng chu đáo. Khi mãn tang nhà cũng là lúc giặc Minh xâm lược và đô hộ. Phải chứng kiến tội ác quân giặc và cảnh lầm than của nhân dân, ông đã nuôi chí lớn cứu giúp đất nước Ngô Đễ hay đến các đền, miếu cầu khấn thần linh giúp sức cho mình thực hiện ước mong giúp dân giúp nước. Một hôm ngài đến Dục Nội ở huyện Đông Ngàn vào miếu cầu khấn, đến canh tư ngài mơ thấy có hai vị thần linh báo cho việc Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam sơ, bảo ngài mau về. Tỉnh dậy ông liền về quê bái yết tổ đường, bái lạy mộ cha mẹ rồi tìm đến Lam Sơn. Lê Lợi thấy ông có đức có tài rất mừng đã phong cho ông chức Tiền Đương vũ Đại Tướng Quân. Ngô Đễ cùng các tướng lĩnh khác của nghĩa quân Lam Sơn, đem binh đi các ngả đánh địch. Tướng quân Ngô Đễ kéo quân về phía bắc, khi đi qua Dục Nội liền dừng lại, nghỉ ngơi vào bái yết miếu thờ thần. Đêm đó tướng quân lại mơ thấy hai vị thần linh trước đây hiện ra xưng danh và hứa sẽ âm phù cho. Sáng hôm sau, tướng quân liền triệu tập nhân dân 3 thôn Dục Nội, tuyển mộ được 200 trai tráng làm sĩ tốt để theo ngài đi đánh giặc... Trong chiến trận Chi làng quân ta đại thắng, giết tướng giặc bắt và giết được nhiều giặc. Quân Minh thua to phải đầu hàng, đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua. Lê Lợi phong cho Ngô Đễ làm quan giữ 12 cửa biền, phong thưởng thực ấp ở Đông Ngàn. Ngô tướng quân đã tấu biểu với vua về công tích âm phù của hai vị thành hoàng làng Dục Nội, được vua Lê chuẩn tấu, ban phong cho hai vị Đống Lang và Thiên Cương. Thời gian sau ông đem quân về nhậm sở ở Đông Ngàn, xây dựng đồn doanh và hành cung ở Dục Nội. Ông lấy bổng lộc giao lại cho dân tu bổ đền, miếu thêm khang trang và nói với dân sau này sẽ phối hưởng làm Đệ Tam Thành Hoàng. Ông mất vào ngày 12 tháng 11 âm lịch. Được tin vua Lê vô cùng thương tiếc gia phong ông tước Vương, cho dân 3 làng Dục Nội được làm hộ nhi, lo việc đèn hương thờ phụng. Vua đã ban câu đối ca ngợi ông rằng:
"Cái thế anh hùng Kim cổ thiểu
Tại nhân công đức địa thiên trường"