Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thoại Ngọc hầu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up, replaced: → (7) using AWB
Dòng 24:
Năm [[1800]], Nguyễn Văn Thoại được phong Khâm sai Thượng đạo Bình Tây tướng quân, phối hợp với [[Lào]] đánh quân [[Tây Sơn]] ở [[Nghệ An]]. Nhưng đến năm [[1801]], thì ông bị giáng cấp, xuống chức Cai đội quản suất Thanh Châu đạo, vì tự ý bỏ về Nam mà không đợi lệnh trên<ref>Chuyện kể rằng Nguyễn Văn Thoại và [[Trần Quang Diệu]] là đôi bạn cùng quê (An Hải) ([http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Khao-co-hoc-viet-nam/2011/10/3A922462/]) thân thiết. Sau vì quê hương loạn lạc, Nguyễn văn Thoại phải theo cha mẹ vào sống tại Cù lao Dài trên [[sông Cổ Chiên]] ([[Vĩnh Long]]), và gia đình Trần Quang Diệu thì cũng bỏ xứ về quê ngoại ở làng Trà Khê (nay thuộc quận [[Ngũ Hành Sơn]], TP. Đà Nẵng). Khi biết tin nhau thì hai ông đã ở hai bên chiến tuyến. Vào năm [[1801]], lúc Nguyễn Văn Thoại mang quân từ [[Vạn Tượng]] ([[Lào]]) tiến đánh [[Cố đô Huế|Phú Xuân]], nghe tin Trần Quang Diệu từ [[Quy Nhơn]] cầm binh ra tiếp cứu; vì không muốn đối đầu với bạn, nên ông Thoại giao binh quyền cho phó tướng của mình là Lưu Phước Tường rồi bỏ vào [[Gia Định]]. Vì vậy, ông bị chúa Nguyễn bắt tội là không có lệnh của vua mà tự tiện về, giáng xuống làm Cai đội cai quản đạo Thanh Châu. Năm [[1802]], trong dịp khen thưởng những người có công, rất có thể vì chuyện này, mà ông cũng chỉ được nhà vua phong làm Khâm Sai Thống binh Cai cơ sau mới thăng làm Chưởng cơ. Tại cuộc "Hội thảo khoa học về danh nhân Thoại Ngọc Hầu nhân kỷ niệm 180 năm ngày mất", được tổ chức tại [[Châu Đốc]] ([[An Giang]]) vào ngày 25 [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[2009]], hành động "nặng tình bằng hữu" của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao (lược kể theo Kỷ yếu, tr. 209 và 249).</ref>.
 
Năm [[1802]], chúa Nguyễn thống nhất đất nước, lên ngôi vua hiệu là [[Gia Long]]. Trong dịp tặng thưởng các bề tôi có công, Nguyễn Văn Thoại cũng chỉ được phong ''Khâm sai Thống binh cai cơ'', nhận nhiệm vụ ra thu phục Bắc Thành rồi được giữ chức Trấn thủ ở nơi đó. Ít lâu sau ông nhận lệnh làm Trấn thủ [[Lạng Sơn]], rồi lại vào Nam nhận chức Trấn thủ [[Định Tường]] ([[1808]]). Năm [[1812]], ông sang [[Campuchia|Cao Miên]] đón [[Ang Chan II|Nặc Ông Chân]] về [[Gia Định]]. Năm [[1813]], ông hộ tống Nặc Chân về nước và ở lại nhận nhiệm vụ bảo hộ [[Campuchia|Cao Miên]].
 
===Làm Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh===