Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khởi nghĩa Bạch Liên giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor Tool, General Fixes
n →‎Quá trình: đánh vần, replaced: quĩ → quỹ
Dòng 10:
 
==Quá trình==
Năm Càn Long thứ 30 (1795), giáo thủ các nơi ở Hồ Bắc bí mật bàn bạc vào '''ngày Thìn tháng Thìn năm Thìn''' (ngày 10 tháng 3 năm sau) cùng khởi sự, cho phép giáo đồ chuẩn bị vũ khí và đạn dược. Việc này bị phát giác, chính quyền nhà Thanh mượn danh nghĩa diệt trừ Tà giáo, một lượng lớn giáo thủ, giáo đồ bị bắt và ngộ hại, trong khi quan viên địa phương cũng mượn danh nghĩa tìm bắt ''Tà giáo'', nhũng nhiễu dân chúng: ''"không kể giáo đồ hay không phải giáo đồ, mà xem nộp tiền hay không nộp tiền", "không thỏa ham muốn, lập tức vu là Tà giáo mà trị tội"''. Giáo thủ các nơi bèn lấy "'''Quan bức dân phản'''" làm khẩu hiệu, kêu gọi giáo đồ tiến hành phản kháng.<ref>[[Gia Khánh|Đại Thanh Nhân tông Duệ hoàng đế]] thánh huấn, quyển 98, Tĩnh gian quĩquỹ</ref>
 
Ngày 7 tháng giêng năm Gia Khánh đầu tiên (15/2/1796), bọn thủ lĩnh Trương Chánh Mô, Niếp Kiệt Nhân ở một dải [[Nghi Đô]], [[Chi Giang]] thuộc Hồ Bắc bị quan phủ lùng bắt gắt gao, bèn dựng cờ khởi nghĩa. Giáo đồ các huyện [[Trường Dương]], [[Lai Phượng]], [[Đương Dương]], [[Trúc Sơn]] nối nhau hưởng ứng. Ngày 10 tháng 3, dưới sự lãnh đạo của bọn [[Vương Thông Nhi]], [[Diêu Chi Phú]], giáo đồ khu vực [[Tương Dương]] nổi dậy. Các lộ quân khởi nghĩa không hỗ trợ lẫn nhau, đều tự tiến hành tác chiến, những nơi chiếm cứ sơn trại hoặc huyện thành, phần nhiều bị quân Thanh đánh phá. Chỉ có quân khởi nghĩa Tương Dương thực hiện sách lược tác chiến lưu động ''đi không gói ghém lương thực, dừng không giăng trải màn chiếu, đồng đảng không có điều lệnh, tàn hại đến mấy ngàn dặm'',<ref name="H">Hạ Trường Linh tập, Hoàng triều kinh thế văn biên, quyển 89, Binh chánh</ref> lực lượng phát triển rất nhanh, trở thành chủ lực của quân khởi nghĩa Hồ Bắc. Dưới ảnh hưởng của khởi nghĩa Bạch Liên giáo Hồ Bắc, giáo đồ Bạch Liên ở các nơi Tứ Xuyên nhao nhao hưởng ứng. Tháng 9, bọn [[Đạt Châu]] giáo thủ Từ Thiêm Đức, Đông Hương (nay là [[Tuyên Hán]], Tứ Xuyên) giáo thủ Vương Tam Hòe, Lãnh Thiên Lộc đều dựng cờ khởi nghĩa.