Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Phạm Văn Xảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 113:
Hẵng khoan nói chuyện tước hầu, thế "tướng quốc" như TN Hãn được ban tước gì ???
Và DVSKTH chép :
"Đại hội các tướng và các quan văn võ để định công, ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc.Lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu; tư đồ Trần Hãn làm Tả tướng quốc; Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm Thái Bảo; đều được ban quốc tính."
 
Thời gian đó là năm 1428, 1 năm sau, tức 1429, mới "khắc biển ngạch công thần", còn việc phong thưởng đã làm năm 1428 rồi. Tức là có sự VÔ LÝ trong Đại việt sử kí toàn thư.
Thứ nhất:
Hàng 124 ⟶ 125:
Nói chung chúng ta không nên tin vào những từ ngữ sáo rỗng như "các nhà sử học hiện nay thống nhất rằng", làm gì mà có chuyện phản khoa học tới mức như vậy, tất cà đều chỉ là những ý kiến, những suy đoán. Tôi không phải dân sử, chỉ là 1 người bình thường nhưng cũng biết điều ấy, huống hồ mấy anh được phong tiến sĩ, viện sĩ (thông tín viên) gì gì đó. Đác uyn giỏi, logic như thế nhưng cũng chỉ là học thuyết Đác uyn mà thôi, học thuyết không hơn không kém.
[[Thành viên:Thanhliencusi|Thanhliencusi]] ([[Thảo luận Thành viên:Thanhliencusi|thảo luận]]) 16:23, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)
: Xin mời thành viên Thanhliencusi đọc bản chụp bản gốc chữ Hán tại [http://www.nomfoundation.org/vn/du-an-nom/dai-viet-su-ki-toan-thu/Noi-dung-toan-van/57-Thai-Tong-Cao-Hoang-De trang web này].
: Tại trang 114 viết rằng 以承旨阮廌爲冠服候 (dĩ thừa chỉ Nguyễn Trãi vi quan phục '''hậu'''), nghĩa là lấy Nguyễn Trãi làm "quan phục hậu" (冠服候) với hậu có nghĩa là ''dò ngóng; hầu hạ; chầu trực; xem xét'', không phải tước quan phục hầu (冠服侯, với hầu là tước hầu trong công, hầu, bá, tử nam (公侯伯子男).) vào tháng 3/1428. Như thế có thể hiểu đây là một chức vụ chứ không phải một tước hiệu gì cả, và điều này là phù hợp khi xét trong ngữ cảnh hai ông kia được ban chức Tướng quốc và Thái úy là những chức vụ cao trong triều. Do đó, câu hỏi ''Tại sao phong cho Nguyễn Trãi làm quan phục HẦU, mà không phong ngay cho 2 ông kia TƯỚC HẦU ? Trong khi TNH là VÕ QUAN, võ quan được coi trọng hơn ?'' là hết sức vô nghĩa.
:: Tại trang 132-133 viết rằng: 五月三日符功臣該九十三員縣上侯三人黎問黎察黎文巧 (ngũ nguyệt tam nhật phù công thần cai cửu thập tam viên huyện thượng hầu tam nhân Lê Vấn Lê Sát Lê Văn Xảo); 亞侯二十六人黎爛黎豸等 (á hầu nhị thập lục nhân Lê Lạn Lê Trãi đẳng) và 冠服侯十二人黎誑黎遙等 (quan phục hầu thập nhị nhân Lê Cuống Lê Dao đẳng).
:: Lưu ý ở đây là hai chữ Trãi trong hai đoạn viết bằng các chữ Hán khác nhau nhưng về ý nghĩa thì chỉ là một. Chữ Trãi (廌) trong tên gọi Nguyễn Trãi viết năm 1428 thuộc bộ nghiễm (广), trong khi chữ Trãi (豸) trong tên gọi Lê Trãi viết năm 1429 thuộc bộ trĩ (豸), nhưng chúng đều mang nghĩa như trong tên gọi giải trãi/giải trĩ (解廌/獬豸: Tên một giống thú, theo truyền thuyết giống con bò, có thuyết nói giống con dê, có một sừng. Giải trĩ tính trung trực chỉ húc giống không ngay thẳng, nên nhà Hán bắt chước cái ý ấy mà gọi mũ các quan là mũ giải trĩ quan (解廌冠). Cũng viết là giải trĩ quan (解豸冠), giải quan (解冠), giải quan (獬冠).).
:: Tháng 5 năm 1429 khi phong tước thì Trần Nguyên Hãn đã chết (ĐVSKTT không chép, nhưng Khâm định VSTGCM thì chép là ''Ra lệnh bắt Hữu tướng quốc Lê Hãn để giao quan lại xét hỏi. Lê Hãn tự sát'' và Đại Việt thông sử cũng chép ''Ban tờ chiếu bắt giam Thái úy Hữu Tướng quốc là Trần Nguyên Hãn, Hãn liền tự sát.'' đều diễn ra trước tháng 5 năm 1429). Như vậy có thể thấy Nguyễn Trãi/Lê Trãi được phong tước á hầu, Phạm Văn Xảo được phong tước huyện thượng hầu đợt tháng 5 năm 1429. Trần Nguyên Hãn chỉ có chức vụ mà không thấy đề cập tới tước gì trong những quyển sử có chép về ông ấy nên không cần phải hỏi ông được ban tước gì, vì đơn giản sẽ không ai có câu trả lời chính xác khi không có nguồn dẫn chứng rõ ràng. Nhận định này của bạn (''Đoạn sau ghi Phạm Văn Xảo được ban chức HUYỆN THƯỢNG HẦU, CÔNG THẦN THỨ 3 lại càng nực cười hơn nữa. Vì ông ấy đâu gia nhập Lam Sơn thủa ban đầu, cũng chẳng có vị trí quan trọng gì, cũng chẳng có công gì lớn hơn những người như Lê Sát, Đinh Liệt, Nguyễn Xí cả.'') chỉ là suy diễn của cá nhân bạn khi đã có trong đầu một quan điểm thiên lệch. Lưu ý rằng Đại Việt Sử ký toàn thư là sử nhà Lê nên không thể nào có việc tâng bốc và đề cao những người lần lượt chết dưới thời Lê Thái Tổ (ở đây là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo) mà chỉ có thể là hạ thấp họ khi có thể. Do đó, hẳn nhiên bọn họ phải có nhiều tài năng và công trạng mới có thể nắm giữ những chức vụ quan trọng đầu triều mà cho dù ngòi bút của các sử quan có muốn bẻ cong cũng không thể làm được điều đó. [[Đặc biệt:Đóng góp/123.24.250.11|123.24.250.11]] ([[Thảo luận Thành viên:123.24.250.11|thảo luận]]) 18:38, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)
Quay lại trang “Phạm Văn Xảo”.