Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Zorndorf”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bối cảnh lịch sử: tên bài chính, replaced: Ban Tích → Baltic using AWB
n →‎Các ngày sau: hai bên mệt lừ: bỏ dấu, replaced: keó → kéo
Dòng 110:
 
=== Các ngày sau: hai bên mệt lừ ===
Xác người cùng vũ khí nằm la liệt trên chiến trường Zorndorf, đến mức ghê rợn.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Nhiều người lính Nga đã gần hơn với làng Zorndorf lúc rạng đông, như vậy là họ đã nằm ở hướng Nam kẻ thù của họ.<ref name="DavidFraser393394"/> Đến sáng hôm sau, là Thứ Bảy ngày [[26 tháng 8]] năm 1758, ông ta gửi thư cầu hòa: ''"Xin được thỏa thuận ba ngày để an táng liệt sĩ"''. Bá tước Dohna - một trong những viên tướng soái chủ chốt của Quân đội Phổ trong trận huyết chiến này, đứng ra hồi đáp: ''"Do Đức Vua - Vương chủ của Ta - đã chiến thắng, tử sĩ sẽ được mai táng theo quân lệnh của Người, và thương binh cũng hoàn toàn phải chấp nhận."''<ref name="WilhelmArchenholz164"/> Ông cũng nói thêm: ''"Xưa nay người chiến thắng mới có trách nhiệm chôn thây đám tử sĩ, do đó một đề nghị như vậy là khó thể tin được, thật không thể chấp nhận được, xét theo lệ thường"''. Trong khi đó, Fermor dàn quân, các binh sĩ Nga lại bước vào bãi chiến trường. Có lẽ một trận giao chiến nữa sẽ bùng nổ, và quả thật, quân Nga đã nổ súng pháo, dù họ cách khá xa quân Phổ. Quân Phổ cũng rời khỏi đại bản doanh và nã đạn pháo để chống trả. Cả hai bên quân đội đều phải đối mặt với một câu hỏi: ''"Có nên tấn công tiếp không?''", tuy nhiên, mọi chiến binh đều đã mệt mỏi, đói khát nên họ không thể chiến đấu mãnh liệt như những ngày trước nữa. Trong quân đội của đại tướng Fermor, bọn họ chỉ nói "tấn công" cho sướng miệng mà thôi. Trong khi đó, giữa quân đội của nhà vua Friedrich II Đại Đế, mọi binh lính và ngựa keókéo đều đã mệt mỏi vì cuộc chiến đấu ác liệt hồi hôm qua, nên họ không đủ sức. Trước buổi trưa, quân Phổ kéo về đại bản doanh, chỉ để lại lực lượng Pháo binh để giao chiến với địch. Họ chỉ có bắn phá cho đến khi quân Nga thoái lui, kết thúc bốn tiếng đồng hồ giao chiến.<ref name="ThomasCarlyle2324"/><ref name="FranzKugler384"/>
 
Quân Khinh Kỵ binh của Friedrich II Đại Đế hiểu được quân nhu của Nga (''Wagenburg''), đang ở Klein Kamin vào lúc này. Tối qua, họ đã lục soát dữ dội vào đống quân nhu này, có khi một cách tùy tiện. Rất nhiều tiền của và chiến lợi phẩm của đối phương bị quân Khinh Kỵ binh Phổ lấy sạch về. Nhà vua Phổ đóng quân cách đó không xa nhưng không rõ tại sao mà ông không hề để ý đến nó ? Nửa đêm Thứ Bảy - [[Chủ nhật|Chủ Nhật]], quân Pháo binh Nga lại một lần nữa nã đạn, lần này cách không xa quân Phổ lắm - một viên đạn bắn trúng xe ngựa của nhà vua Phổ và làm nó bị vỡ. Thậm chí theo như sứ thần Mitchell thì nhà vua cũng súy bị một viên đạn hạ sát.<ref name="RobertAsprey496"/> Quân Phổ cũng phải chịu thêm chút tổn thất.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Tuy nhiên, quân Nga hoàn toàn kiệt quệ, và không còn quân số đông đảo để tiếp tục tham chiến nữa.<ref name="CharlesLaveayx177"/> Có tài liệu cho biết rằng quân Nga do mát mát quá bi thương nên đã bị mất hoàn toàn lợi thế về quân số: 23 nghìn chiến binh Phổ và 14 nghìn tàn binh Nga.<ref name="materanotra10"/> Quân Khinh Kỵ binh Phổ đã đánh nhiều trận xáp chiến với quân Cozak Nga trong ngày hôm đấy, và quân Cozak đã thất bại thảm hại trước sự dũng mãnh của người Phổ.<ref name="Dover98"/> Chỉ sau một thời gian ngắn, quân Nga tuyên bố thoái lui, trước khi nhà vua có thể tìm cách đánh phá xe goòng chở quân nhu của bọn họ<ref name="RobertAsprey496"/>. Mặc dù rất có khả năng quân Nga sẽ tấn công trở lại, tổn thất quá nặng nề đã khiến cho bọn họ phải rút quân. Và sau lần này thì trong suốt cả năm 1758 quân Nga sẽ không còn quay trở lại nữa.<ref name="DavidFraser393394"/> Bọn họ rút khỏi làng Zorndorf và theo đường tiến về Klein Kamin, rồi từ đó lại tiến quân đến Landsberg, trong đêm mưa tầm tã ngày [[27 tháng 8]] năm 1758. Vua Phổ thắng rồi cũng không tấn công gì thêm để bảo toàn binh lực của mình và ông hiệu triệu cho ba quân phòng thủ tại Tamsel.<ref name="simonmillar88">Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', các trang 85-88.</ref>.<ref name="materanotra10"/> Ông cũng rút đoàn Kỵ binh của ông về Langer-Grund để cho họ đỡ phải giao chiến với lính Cozak Nga<ref name="ChristopherDuffy167"/>. Tầng lớp nông dân cùng nhau đắp mộ các tử sĩ, trong khi đó các chi đội cũng dọn dẹp sạch bãi chiến trường. Hay tin quân Áo của Nam tước [[Gideon Ernst von Laudon|Ernst Gideon von Laudon]] tiến vào vùng [[Hạ Lusatia]], nhà vua xuống quân lệnh cho Trung Tướng [[Hans Joachim von Zieten]] chặn đứng Laudon. Đồng thời, ông còn phái một biệt đội Khinh Kỵ Binh đến khu vực [[Frankfurt am Main|Frankfurt]] để đánh đuổi lính du kích Áo.<ref name="RobertAsprey496"/> Như vậy là trong ngày thứ ba của trận chiến kịch liệt - tức là ngày 27 tháng 8 - trận huyết chiến tại Zorndorf đã kết thúc. Vua nước Phổ - một "Theseus" anh dũng - đã đại thắng được quân Nga - những "Minotaur" khổng lồ.<ref name="ThomasCarlyle2324"/> Ông rất hài lòng trước sự rút lui của quân Nga, quân ông vẫn vững tồn, mà lòng kiên dũng của đại binh Nga đã không thể nào hạ gục được họ.<ref name="bergen154"/><ref name="dupuyfrederickthe">Trevor Nevitt Dupuy, ''The military life of Frederick the Great of Prussia'', Nguyên văn: ''"He had learned a lot about the Russians, and was satisfied to see their threat ended, without having to fight another... Frederick singled Seydlitz out for special praise. He stated publicly that the Prussian victory had been due"''.</ref> Số lượng tù binh của trận đánh kịch liệt này không đáng kể, do hai đoàn quân đều không hề có bất kỳ một sự khoan dung nào cho nhau cả. Nhưng vào ngày 27 tháng 8 thì một mớ những tên bại binh Nga rơi vào tay người Phổ. Cả hai đoàn quân đều phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Friedrich II Đại Đế mất đến trên 11 nghìn chiến binh trong trận chiến được xem là thắng lợi đắt giá của ông<ref name="europe247"/>, và tổn thất của quân Nga còn tệ hại hơn nhiều, gấp đôi quân Phổ. Dù cho quân Nga tuyên bố rằng họ chỉ bị mất 30 cỗ pháo<ref name="simonmillar88"/>, quân Phổ cũng chiếm lĩnh được 103 khẩu đại pháo, cùng với 27 quân kỳ và hiệu kỳ của kẻ thù bại trận.<ref name="RobertAsprey496"/><ref name="FranzKugler384"/> Sách khác chép rằng quân Phổ hy sinh 13 nghìn binh sĩ trong khi quân Nga thương vong đến 18 nghìn binh lính.<ref name="Clark203"/> Nhà sử học quân sự [[Trevor Nevitt Dupuy]] (người Mỹ) cho hay quân Nga mất mát đến gần nửa quân số của mình.<ref name="richarddupuy735">Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, HarperCollins (Firm), ''The Harper encyclopedia of military history: from 3500 BC to the present'', trang 735</ref> Sách ''Austria'' của các tác giả Sidney Whitman, John Robert McIlraith cũng ghi nhận rằng trong trận tấn công của vua Phổ ở Zorndorf, quân Nga bại trận và mất đến 19 nghìn binh sĩ.<ref name="whitman249"/> Trong khi 324 viên Sĩ quan Phổ tổn thất thì có đến 941 Sĩ quan Nga thương vong, trong số đó có 5 viên tướng.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Theo Christopher Duffy thì Phổ mất đến 12800 chiến binh - tức là khoảng 1/3 Quân đội của Friedrich II Đại Đế trong khi Nga mất đến 18 nghìn chiến binh (khoảng 2/5 quân số của họ theo ghi nhận của Hamish M. Scott<ref name="hamishscot49">Hamish M. Scott, ''The emergence of the Eastern powers, 1756-1775'', trang 49</ref>)<ref name="ChristopherDuffy167"/>. Sau khi toàn thắng một người lính Phổ nhìn đám thương binh Nga và có lời bình luận rằng bọn họ ''"bò bằng những cánh tay và bàn tay, số khác đi khập khiễng trên súng hỏa mai, với những chiếc bia bắn kẹp bên nách để chống đỡ"''.<ref name="ArcherJones302303"/>