Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đệ Tứ Quốc tế tại Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TTT17 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
TTT17 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
 
Năm [[1938]], những đảng viên [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] (Đệ Tam) rút khỏi nhóm La Lutte. Những người Cộng sản Đệ Tứ tiếp tục xuất bản tờ ''La Lutte'' và thêm mục [[tiếng Việt]]. Sau khi việc hợp tác giữa Đệ Tứ và Đệ Tam sụp đổ hai bên công kích lẫn nhau. Đệ Tứ chỉ trích những quan điểm của Đệ Tam như: "thực hiện chủ nghĩa xã hội trong một nước", "chế độ độc đảng", " chính sách manh động trong cuộc nổi dậy [[Xô viết Nghệ Tĩnh]]", "sùng bái Stalin". Đệ Tam nói rằng Trotskyist không còn là một khuynh hướng chính trị mà trở thành "''một đàn chó săn cho phát xít Nhật và phát xít quốc tế''". Năm 1937, Stalin tuyên bố phải loại trừ những phần tử Trotskyist. Tháng 8 năm 1938, trên tờ Tin tức của Mặt trận Dân chủ Đông Dương (dập khuôn theo Mặt trận bình dân bên Pháp, Mặt trận gồm ba đảng SFIO -Xã hội Quốc tế Lao động; Đảng ''Tin tức'' (cộng sản, Đệ tam quốc tế); và đảng ''Ngày nay'' (cấp tiến xã hội)) kêu gọi:"''củng cố hành động chiến đấu để đánh đổ quân phát sít và tay sai của nó là quân tờ rốt kít phá hoại''" và báo trào phúng Vịt đực bình luận "Mặt trận dân chủ chống Mặt trận cối xay" vì họ thời điểm đó không tìm thấy kẻ thù. Theo ông [[Nguyễn Văn Trấn]], Tạ Thu Thâu thảo một bản kiến nghị đại khái định gửi cho Mặt trận bình dân một bức tối hậu thư hạn "trong vòng ba tháng" phải ban hành cho dân chúng Đông Dương những quyền tự do dân chủ, bằng không
La Lutte sẽ kêu gọi quần chúng công kích tới cùng. Còn nhóm Đệ Tam thì cho: Mặt trận bình dân Pháp vừa mới thắng lợi trong vụ tuyển cử và do đó mới có chính phủ của một vài đảng trong mặt trận ấy lên cầm quyền nội các. Còn bộ máy cai trị nhà nước vẫn nắm trong tay giai cấp tư bản và thế lực phản động vẫn còn rất mạnh. Vậy các chính phủ Blum cũng như Sôtăng không thế nhồi lại một cục với Mặt trận bình dân được. Và dầu có một Chính phủ Mặt trận bình dân thành lập đúng theo hình ảnh của Mặt trận bình dân như những điều kiện đã định trong nghị quyết Quốc tế Cộng sản đi nữa, thì chính phủ ấy cũng chưa phải là chính phủ vô sản chuyên chính hay là chính phủ công nông chuyên chính, mà nó chỉ là một chính phủ chống phát xít, chống chiến tranh ủng hộ tự do hòa bình, đòi cải thiện sinh hoạt cho dân chúng<ref>NGUYỄN VĂN TRẤN: AI CHIA RẼ NHÓM LA LUTTE? Nhóm Le Peuple xuất bản, 1938</ref> , và cho nhóm Đệ Tứ là "phá hoại", và tẩy chay. Báo trào phúng Vịt đực, có nhắc một chi tiết "ông Tiến, Tiếp, Diên (Khuất Duy Tiến, Nguyễn ĐinhĐình Tiếp, Võ Đức Diên, ba đại diện Mặt trận Dân chủ của phái đệ tam cộng sản, xã hội cấp tiến, xã hội) đã trúng cử nghị viên thương mại rồi, anh em công nông công kiêng ba ông này đi chơi tễu ở các phố, đến vườn hoa Cửa Nam (Hà Nội) gặp "tên" tơ -rốt - kít Huỳnh Văn Phương thì anh chị em đều xông cả lại chất vấn và xỉ vả", cho nhóm đệ tứ "rủ những "người" trước kia vào phe quốc gia xã hội hay bảo hoàng". Báo Vịt đực dẫn lại Nhật báo, cơ quan ''Ốtkít'' ở Nam Kỳ có đưa tin về cuộc biểu tình ở Hà Nội: "phái ''Talin'' làm cuộc biểu tình ở Hà Nội. Ngay lúc ấy phái ''Ốtkít'' bèn kéo nhau làm cuộc biểu tình chống lại. Trong cuộc sung đột ấy có 49 người bị bắt, trong số này có 9 đảng viên ''Ốtkít''. Sau khi bị bắt về bóp tất cả đều được thả ra". Vào thời điểm đó tranh cử ở Bắc Kỳ, một bên là nhóm cộng sản đệ tam quốc tế, nhóm xã hội (đảng viên Đảng Xã hội Pháp ở Đông Dương), nhóm xã hội cấp tiến của tư sản, tiểu tư sản (đứng về bình dân, về sau nhiều người thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng) chọi bên bảo hoàng ("quốc gia") của giới phong kiến, ngoài ra là nhóm quốc xã, Trốtxkít. Ở Nam Kỳ nhóm đệ tam và đệ tứ một thời liên kết chọi nhóm lập hiến của tư sản, về sau nhóm đệ tam lại liên kết với nhóm lập hiến chọi nhóm đệ tứ.
 
Những lãnh đạo Đệ Tam cũng cho những người Trotskyist đã chỉ điểm cho Pháp bắt người của họ. Nguyễn Văn Tạo tách ra lập tổ chức riêng năm 1939, sau khi Đệ tứ giành được thắng lợi trong bầu cử ở Nam Kỳ, còn Đệ Tam thì không. Nhóm Đệ tứ giành được 3 ghế trong cuộc bầu cử ngày 30 tháng 4, và ngày 18 tháng 5 đã gửi thư cho Trotsky, thông báo chiến thắng lớn trước liên minh tất cả các nhóm tư sản và Stalinist (Mặt trận Dân chủ Đông Dương). Sau bầu cử, Xứ ủy Nam Kỳ của Đảng cộng sản đã phê phán Nguyễn Văn Tạo liên kết với [[Đảng Lập hiến Đông Dương|Đảng Lập hiến]], vì thế thất bại.