Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thập tự chinh thứ tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
OctraBot (thảo luận | đóng góp)
n Thay thế ‘(?mi)\{\{Liên kết bài chất lượng tốt\|.+?\}\}\n?’ bằng ‘’.: deprecated template
n từ chính, replaced: tầu → tàu (10)
Dòng 52:
| isbn =978-0-521-34772-3}}</ref>
 
Boniface và các nhà thủ lãnh khác đã gửi phái viên tới Venice, Genova và các thành phố khác để đàm phán một hợp đồng vận chuyển đến Ai Cập, đích đến của cuộc thập tự chinh của họ, một trong những phái viên là [[Geoffrey Villehardouin]], nhà sử gia tương lai. Genova đã không quan tâm tới cuộc thập tự chinh, nhưng trong tháng 3 năm 1201 các cuộc đàm phán đã được bắt đầu với [[Venezia]], và thành phố này đồng ý vận chuyển 33.500 quân viễn chinh, một số lượng đầy tham vọng. Thoả thuận này yêu cầu Venezia có một năm chuẩn bị để chế tạo thêm nhiều tàu và đào tạo thêm thủy thủ để điều khiển những con tầutàu này, tất cả đã được tiến hành bất chấp sự giảm sút về hoạt động thương mại của thành phố. Các đội quân thập tự chinh được dự kiến sẽ bao gồm 4.500 hiệp sĩ (cũng như 4.500 [[ngựa]]), 9.000 hộ sỹ và 20.000 binh lính.
 
Phần lớn quân đội thập tự chinh đã khởi hành từ Venice vào tháng 10 năm 1202 và đa số họ có xuất xứ ở các vùng thuộc nước Pháp. Họ bao gồm người đến từ [[Blois]], [[Champagne]], [[Amiens]], Saint-Pol, [[Ile-de-France]] và [[Burgundy]]. Một số khu vực khác của châu Âu đã gửi một lực lượng đáng kể cũng như Flanders và Montferrat. Đáng chú ý là các nhóm khác đến từ [[đế quốc La Mã Thần thánh]], bao gồm cả những người đi theo Giám mục Martin của Pairis và Đức Giám mục [[Conrad của Halberstadt]], cùng trong liên minh với những người lính và thủy thủ của Venezia do Tổng trấn [[Enrico Dandolo]] chỉ huy. Quân thập tự chinh đã sẵn sàng để lên tầutàu vào ngày 24 tháng 6 năm 1202 và thực hiện một chuyến viễn chinh thẳng tới Cairo, thủ đô của vương triều Ayyubid,. Thỏa thuận này được phê chuẩn bởi Giáo hoàng Innôcentê, với một lệnh nghiêm cấm các cuộc tấn công vào các quốc gia Thiên chúa giáo.<ref>Philips Hughes, "Innocent III & the Latin East," ''History of the Church'', Sheed & Ward, 1948, Q. 2, tr. 370.</ref>
 
== Tấn công Zara ==
:''Bài chi tiết: [[Cuộc vây hãm Zara]] ([[Zadar]])''
Vì không có thỏa thuận ràng buộc giữa các quân viễn chinh rằng tất cả đều phải đi thuyền từ Venice nên nhiều người đã chọn để đi thuyền từ cảng khác, đặc biệt là từ các cảng [[Flanders]], [[Marseilles]] và [[Genova]]. Vào năm 1201 phần lớn quân đội thập tự chinh đã được tập hợp tại Venice, mặc dù quân số lúc này ít hơn dự kiến: 12.000 người thay vì 33.500 người.<ref name="Queller232">D. E. Queller, ''The Fourth Crusade The Conquest of Constantinople'', 232</ref> Người Venezia đã thực hiện một phần của thỏa thuận: họ có tầutàu chiến Galley, tầutàu vận chuyển lớn, và tầutàu vận chuyển ngựa – với trọng tải gấp ba lần số lượng người ngựa mà quân Thập tự chinh có thể tập hợp. Người Venice, dưới sự chỉ huy của Viên Thống đốc Dandolo, người vừa mù vừa cao tuổi, đã không để cho quân viễn chinh lên đường mà không trả toàn bộ số tiền đã ký hợp đồng ban đầu bao gồm 85.000 đồng Mark bạc. Quân viễn chinh chỉ có thể trả một số tiền là 51.000 đồng Mark bạc và chừng đó đã đủ làm cho họ chở nên đói nghèo đến cùng cực. Đây là tai họa với Venezia vì thành phố đã phải dừng các hoạt động thương mại của họ lại trong một thời gian rất dài để chuẩn bị cho chuyến chinh phạt này.<ref>Robert de Clari, La Prise de Constantinople, xi-xii, in Hopf, Chroniques Greco-Romaines, các trang. 7-9. (Bằng tiếng Pháp cổ).</ref> Ngoài ra khoảng 20-30,000 người đàn ông (trong tổng số dân cư khoảng 60.000 người của Venezia) đã được tuyển mộ để điều hành toàn bộ hạm đội, đã tạo thêm sự căng thẳng cho kinh tế của Venezia.<ref name="Queller17">D. E. Queller, ''The Fourth Crusade The Conquest of Constantinople'', 17</ref><ref name="econ">Phillips. ''The Fourth Crusade'', tr. 57.</ref>
 
Dandolo và người Venezia đã thành công trong việc lợi dụng quân thập tự chinh vào mục đích riêng của họ như là một hình thức trả nợ. Sau vụ thảm sát của người Latinh, các thương gia Venezia đã bị trục xuất ở thời cầm quyền của triều đại Angelos với sự ủng hộ của người dân Byzantine.<ref>{{chú thích sách
Dòng 93:
 
== Chuyển hướng đến Constantinopolis ==
Trong khi đó [[Boniface của Montferrat]] đã rời hạm đội trước khi nó khởi hành từ Venice, và đến thăm [[Philip của Schwaben]], người anh em họ của ông. Lý do cho chuyến viếng thăm của ông là một vấn đề vẫn còn đang được tranh cãi, có thể ông đã nhận ra kế hoạch của [[Venezia]] và bỏ đi để tránh vạ thông công, hoặc có thể ông muốn gặp [[Alexios Angelos]], hoàng tử Byzantine, anh rể của Philip và con trai gần đây đã lật đổ hoàng đế Byzantine [[Isaac II Angelos]]. Alexios đã bỏ chạy tới lãnh địa của Philip vào năm 1201 nhưng người ta không chắc chắn rằng Boniface có gặp ông ta tại triều đình của Philip hay không. Alexios sẽ cung cấp 200.000 đồng Mark bạc, 10.000 người để giúp đỡ quân Thập tự chinh, duy trì 500 hiệp sĩ tại [[Đất Thánh]], hải quân Byzantine sẽ tham gia vận chuyển quân Thập tự chinh tới Ai Cập và vị trí của [[Chính Thống giáo Đông phương|Giáo Hội Chính Thống Phương đông]] sẽ dưới quyền của Giáo hoàng nếu họ đi thuyền đến Byzantine và lật đổ [[Alexios III Angelos]], nhà vua trị vì, và cũng là anh trai của Isaac II. Đó là một lời đề nghị hấp dẫn đối với đạo quân lúc đó đang thiếu tiền. Quan hệ giữa quân Thập tự chinh và Byzantine đã trở nên căng thẳng kể từ khi bắt đầu phong trào thập tự chinh, nhưng lời đề nghị của Alexios là một trong, ít nhất là trên lý thuyết, lí do để hàn gắn các rạn nứt giữa phương Đông và phương Tây và đó là những nỗ lực đáng kể để trợ giúp người Latinh. do đó Bá tước Boniface đã đồng ý và Alexios IV đã trở lại cùng với Hầu tước và tham gia với hạm đội ở tại [[Corfu]] sau khi nó đã khởi hành từ Zara.<ref name="Runciman98"/> Các nhà lãnh đạo còn lại của quân Thập tự chinh cuối cùng đã chấp nhận kế hoạch này. Tuy nhiên có nhiều nhà lãnh đạo cao cấp không ưa thích đề xuất này và nhiều người bỏ ngũ. Hạm đội gồm 60 tầutàu chiến Galley, 100 tàu chở ngựa và 50 tầutàu vận tải lớn (toàn bộ hạm đội có 10.000 tay chèo và lính thủy người Venezia) đến Constantinopolis vào cuối tháng 6 năm 1203.<ref name="Phillips269">{{chú thích sách
| last = Phillips
| first = Jonathan
Dòng 103:
| isbn =978-0-14-303590-9}}</ref><ref name="siege">Phillips. ''The Fourth Crusade'', tr. 113.</ref> Ngoài ra, 300 thiết bị công thành được mang theo trong hạm đội.<ref>Runciman, Steven. ''The Kingdom of Acre and the Later Crusades'', (1954; repr., London: Folio Society, 1994), 99</ref>
 
Khi binh lính của cuộc Thập tự chinh lần thứ tư đến được [[Constantinopolis]], thành phố có khoảng 400.000 dân và một đơn vị đồn trú khoảng 15.000 người (trong đó có lính vệ binh 5.000 Varangian) và một hạm đội 20 tầutàu Galley.<ref name="Queller185"/><ref name="Phillips157">Phillips, ''The Fourth Crusade'', tr. 157.</ref><ref name="Treadgold164">[[Warren Treadgold|Treadgold, W.]] ''A Concise History of Byzantium'', 187</ref><ref name="Phillips159">Phillips. ''The Fourth Crusade'', tr. 159.</ref> Động cơ ban đầu của quân Thập tự chinh là khôi phục lại ngôi Hoàng đế Byzantine cho Isaac II để họ có thể nhận được sự hỗ trợ mà Alexios đã hứa. [[Conon của Bethune]] gửi thông điệp này đến phái đoàn người Lombard vốn được gửi đến bởi đương kim hoàng đế Alexios Angelos III, người đã bị lật đổ Isaac, anh trai của ông. Các công dân của Constantinople thì không quan tâm đến nguyên nhân tại sao hoàng đế bị lật đổ và con trai của ông đang phải sống lưu vong; tiếm quyền là việc thường xuyên xảy ra ở Byzantine và lần này thì việc thay đổi ngôi vị thậm chí vẫn chỉ trong nội bộ một gia đình.<ref name="Nicolle49">{{chú thích sách
| last = Nicolle
| first = David
Dòng 116:
{{chính|Cuộc vây hãm Constantinopolis (1203)}}
[[Tập tin:Crusaders attack Constantinople.jpg|nhỏ|phải|250px|Thập tự quân tấn công Constantinopolis, từ một bản vẽ Venezia của Geoffreoy de Villehardouin, kh. 1330]]
Để chiếm thành phố bằng vũ lực, đầu tiên là quân viễn chinh cần phải vượt qua [[Bosphorus|vịnh Bosphorus]]. Khoảng 200 tàu chở ngựa và tầutàu Galley đã chở các đội quân thập tự chinh qua eo biển hẹp, đến nơi Hoàng đế Alexios III đã cho tập hợp quân đội Byzantine thành một đội hình chiến dọc theo bờ vịnh ở phía bắc vùng ngoại ô Galata. Các hiệp sĩ Thập tự chinh tấn công thẳng từ tầutàu chở ngựa và quân đội Byzantine tháo chạy về phía nam.
 
Quân Thập tự chinh đuổi theo về phía nam và tấn công vào tháp Galata, người Byzantine phòng thủ phần cuối ở phía bắc bằng những chuỗi xích lớn để chặn lối vào vịnh Sừng Vàng. Khi họ bao vây tòa tháp, người Byzantine phản công và thu được một số thành công ban đầu. Tuy nhiên, khi quân Thập tự chinh tập hợp lại thì người Byzantine phải rút về phía ngọn tháp, quân Thập tự chinh đã bám theo những binh lính đang rút lui để chiếm chiếc cổng và tòa tháp phải đầu hàng. Lúc này [[Sừng Vàng]] đã được mở cửa cho quân Thập tự chinh và các hạm đội Venetian đã tiến vào.<ref name="taunt">Phillips. ''The Fourth Crusade'', p. 164.</ref>
Dòng 214:
 
{{Các chủ đề|Thập tự chinh|Lịch sử|Cơ Đốc giáo}}
 
 
[[Thể loại:Thập tự chinh]]