Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Minh Khai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thiettam (thảo luận | đóng góp)
Thiettam (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
Theo nghiên cứu của học giả [[Sophie Quinn-Judge]], tài liệu từ văn khố của của [[Đệ Tam Quốc tế]] cho thấy Nguyễn Thị Minh Khai nhận mình là vợ của [[Hồ Chí Minh]] vào thời điểm năm 1931 (sau này tại Moskva cuối năm 1934, bà cũng đã viết rằng mình đã có gia đình với "Lin", bí danh của Hồ Chí Minh vào thời điểm đó).<ref name="Quinn-Judge">{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=XPMt03ckruUC&pg=PA183&dq=quinn-judge+%22Nguyen+Thi+Minh+Khai%22&hl=en&sa=X&ei=gosIUpSgKsOCyQG5xIB4&ved=0CC0Q6AEwAA#v=onepage&q=quinn-judge%20%22Nguyen%20Thi%20Minh%20Khai%22&f=false|title=Ho Chi Minh: The Missing Years, 1919-1941|author=Sophie Quinn-Judge|pages=183|publisher=University of California Press|year=2002}}</ref> Tuy nhiên, Sophie Quinn-Judge cũng phát biểu rằng mình ''"không biết chắc liệu đây có thuộc về dạng hôn nhân thật sự hay không"'' vì trong các thư từ của họ thường sử dụng nhiều loại mật mã, và nói chung những người hoạt động cách mạng có thể xem là "thuộc về một thế giới khác, vượt khỏi các khuôn khổ đạo đức bình thường" nên khó mà biết rõ cách thức hoạt động của họ.<ref name="BBC"/> Nguyễn Thị Minh Khai cũng từng tuyên bố trong một bức thư viết năm 1933 rằng bà không còn ám ảnh bởi chuyện gia đình vì "người chồng" duy nhất của bà chính là sự nghiệp Cách mạng.<ref name="Quinn-Judge"/>
 
Năm [[1931]], bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm [[1934]], bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự [[Đại hội VII Quốc tế Cộng sản]] tại [[Moskva]] cùng với [[Lê Hồng Phong]]. Theo các tiểu sử về bà ở Việt Nam thì bà thành hôn với Lê Hồng Phong vào năm 1935 tại Moskva<ref>[http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10005&cn_id=541409 Người phụ nữ kiên trung trong cuộc đời Tổng Bí thư Lê Hồng Phong], Lê Thị Bích Hồng, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 05/09/2012</ref>, tuy nhiên theo bà Sophie Quinn-Judge thì không có những bằng chứng đương thời về cuộc hôn nhân này.<ref name="Quinn-Judge"/> Hai người sinh được một con gái là [[Lê Nguyễn Hồng Minh]] (sinh năm [[1939]]).
 
Năm [[1936]], bà được cử về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và được cử vào Xứ ủy Nam kỳ, giữ chức [[Danh sách Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh|Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn]], một trong những người lãnh đạo cao trào cách mạng 1936-[[1939]] ở [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]].<ref name="duongthuy">[http://hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?CatId=17&NewsId=14921&lang=VN Nguyễn Thị Minh Khai - người nữ bí thư thành uỷ Sài Gòn đầu tiên], Dương Thuỷ - Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 08/11/2010</ref> Thời gian này, bà lấy bí danh là '''Năm Bắc'''.<ref>[http://phunutoday.vn/kham-pha/chuyen-tinh-le-hong-phong-%E2%80%93-nguyen-thi-minh-khai-18176.html Chuyện tình Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai],Hùng Hoàng, Chuyên trang Phụ nữ & Đời sống của báo điện tử nguoiduatin.vn, 14/09/2012</ref>