Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhĩ Chu Trọng Viễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 21:
Thời Tiết Mẫn đế, Trọng Viễn từ Đại Lương sai sứ xin được sử dụng nghi lễ của triều đình, trong quân gọi Sô <ref>Theo [[tự điển]] [[Thiều Chửu]], 驺/Sô: Khi người quan quý đi ra, trước có kẻ dẹp đường, sau có kẻ hộ vệ đều gọi là sô. Vì thế nên gọi kẻ đi hầu của một người nào là tiền sô/前騶 hay sô tụng/騶從</ref>. Đế đọc tờ khải, bật cười đồng ý.
 
Trọng Viễn bản tính tham bạo, thấy nhà nào giàu có, thì vu tội phản nghịch, giết sạch cả nhà, thu lấy tài sản, ném thây xuống sông, người bị hại nhiều không đếm xuể; thê thiếp của chư tướng có sắc đẹp, không tránh khỏi bị ông dâm loạn. Từ Huỳnh Dương về phía đông, Trọng Viễn thu thuế đều giữ lại, không nộp về kinh sư. Khi ấy [[Nhĩ Chu Thiên Quang]] khôngkhống chế Quan Hữu, Trọng Viễn trấn giữ Đại Lương, [[Nhĩ Chu Triệu]] chiếm cứ Tịnh Châu, [[Nhĩ Chu Thế Long]] ngồi tại kinh sư, đều chuyên quyền phóng túng, không ai sánh nổi; bọn họ tại nhiệm sở làm nhiều việc tham ngược, vì thế lòng người rời rã. Trọng Viễn vô cùng quá đáng, một góc đông nam từ quan đến dân xem ông như sài lang, rất lấy làm khổ sở.
 
==Tham khảo==