Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Rau ngót”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi 21034875 của 109.91.39.234 (Thảo luận)
Stomperinky (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 80:
Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 calori), ít glucid và lipid nhưng nhiều protein; do đó, rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
 
==== '''Thanh nhiệt (giải nhiệt)''' ====
* Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót. Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, vừa có vị ngọt đậm đà, vừa thanh nhiệt. Sự phối hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.
* Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: '''<nowiki/>'''Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin, rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
* Trị chảy máu cam: '''<nowiki/>'''Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã còn lại gói vào vải đặt lên mũi.
 
==== '''Trị tưa lưỡi''' ====
* Ở trẻ nhỏ: '''<nowiki/>'''Lá rau ngót 20g, rửa sạch, giã nhỏ, cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng để thoa nước này lên lưỡi, lợi, miệng của trẻ bệnh.
* Ở người lớn: rau ngót 20g, xay với 300ml nước, lọc bỏ bã, mỗi ngày uống 3 lần vào sáng, trưa và tối. Kinh nghiệm cho thấy uống trong 3 ngày có chuyển biến tốt.
 
==== '''Trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc)''' ====
Lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
 
==== '''Trị hóc xương''' ====
Lấy rau ngót tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhuyễn, chắt lấy nước cốt ngậm khoảng 15 phút rồi nuốt dần dần sẽ có kết quả.
 
==== '''Trị đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em''' ====
Rau ngót 30g, bầu đất 30g, nấu với 1 cật heo thành canh cho trẻ ăn.
 
==== '''Hỗ trợ điều trị đái tháo đường''' ====
Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz-huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường chậm (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
 
==== '''Trị táo bón''' ====
Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh, nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
 
==== '''Tăng lượng sữa cho phụ nữ sau sinh''' ====
Hiện nay, lá rau ngót chiết xuất đã được sử dụng như là một thành phần củng cố trong các thực phẩm chức năng dành cho bà mẹ cho con bú. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hóa học sterols có tính chất estrogen.
 
==== '''Đánh thức khả năng tình dục''' ====
Lá rau ngót rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.
 
==== '''Trị sót nhau thai'''<ref name=":2">{{Chú thích web|url = http://suckhoedoisong.vn/bac-si-tra-loi/khong-an-rau-ngot-song-khi-mang-thai-20130710103150423.htm|title = Không ăn rau ngót sống khi mang thai|author = Bác sĩ Bùi Thị Phương|date = 10/07/2013|publisher = Sức Khỏe & Đời Sống}}</ref> ====
Rau ngót 20 - 40g, rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy khoảng 100ml; chia làm 2 phần để uống (mỗi lần cách nhau 10 phút). Sau chừng 15 - 30 phút, nhau sẽ ra và sản phụ hết đau bụng.