Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Hùng, Đông Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: đánh vần, replaced: quỉ → quỷ
n →‎Chú thích: đánh vần, replaced: qui định → quy định (7)
Dòng 98:
Ở đình Dục Nội hiện nay còn lưu giữ nhiều sắc phong của các triều vua ban phong cho 3 thành Hoàng của làng.
Đình Dục Nội nằm ở vị trí trung tâm của 3 làng, trong đình còn nhiều di vật quý. Là trung tâm sinh hoạt của cộng đồng làng xã, nơi tôn vinh các vị thành hoàng, nơi gửi giữ niềm tin tín ngưỡng thiêng liêng cho dân làng. Làng Dục Nội còn duy trì lễ hội kỷ niệm công tích các vị thành Hoàng trong năm. Đó là 2 ngày lễ Khánh Hạ ngày mồng 4 tháng 3, ngày khao xuất quân, ngày 5 tháng 5 khao thắng trận trở về, Lễ sinh thần ngày 10 tháng 8, lễ hóa thần ngày 12/11.
Lễ xuất quân 04/03 dân làng tổ chức hội lớn nếu gặp năm được mùa, dân khang vật thịnh. Trong lễ tháng 3, ngoài các nghi lễ, tế lễ, cổ phe giáp như thường thấy ở các nơi khác, tại Dục Nội có nét đặc sắc riêng mang tính đặc thù của một làng nông thôn truyền thống gắn với sản xuất nông nghiệp. Lễ vật trong lễ hội bắt buộc trên mâm lễ phải có cơm nắm, bánh dày và bỏng gạo nếp và nhất thiết phải có bông hoa tre dâng lễ, tục bông hoa tre vót khéo tròn đều, bông to rủ xuống đầu mấu của một que tre lớn sao cho thật dẻo, tròn đều mới đạt yêu cầu. Mâm lễ thể hiện tượng trưng miêu tả lại lương thực nuôi quân và bông hoa tre còn gọi là "bông tháng ba". Lễ hội chính của làng được tổ chức vào tháng 8, ngày sinh thần Ngô Đễ cũng là lễ hội chung cho cả 3 vị Thành Hoàng. Xưa kia khi cả 2 ngôi đình của làng còn tồn tại thì lễ hội diễn ra sôi động ở cả 2 ngôi đình. Trước khi lễ hội diễn ra, làng tổ chức họp các phe giáp, dòng tộc để phân công công việc cụ thể. Đến ngày dằm tháng 7 làng thông báo việc phân công ai vào việc nấy: Người rước kiệu, cầm cờ, phường bát âm, người phù giá. Trong thời gian này nếu người đã được phân công nhà có tang thì làng bố trí người khác thay thế. Tục lệ của làng quiquy định: Vào những ngày tổ chức lễ hội nếu gia đình nào có tang thì không được nổi trống, kèn, người nhà tự lo lấy, không được đưa tang ra đường cái quan mà phải đi bằng đường tắt hoặc đường sau làng. Cả làng phải tập trung cho lễ hội không ai được làm vấy bẩn đường cái quan nhất là quãng đường có rước kiệu. Ngày chính hội vào ngày 11/8 song tối 10/8 dân làng nô nức tổ chức rước nước từ giếng của làng vào các đình. Ba làng tổ chức 3 đoàn kiệu rước nước. Kiệu rước nước là dạng kiệu đòn võng thường 2 người khênh rước và thay nhau trong lúc đi đường. Nước được đựng trong chóe sành. Người rước kiệu mặc áo nâu đỏ, đầu chít khăn vàng. Khoảng 8 giờ tối các đoàn rước kiệu tập trung tại giếng của làng để chuẩn bị làm lễ lấy nước và rước nước. Giếng nước được làng quiquy định trước ngày lễ hội không ai được dùng hoặc làm bẩn giếng nước, nếu ai vi phạm làng sẽ phạt vạ. Khi đã tề tựu đông đủ, đến giờ quiquy định các quan viên làm lễ và lấy nước thánh vào các chóe. Đám rước được cử hành dưới ánh đuốc bập bùng, tiếng nhạc bát âm rộn rã nghiêm trang, các quan viên và người dự hội khuôn mặt rạng rỡ niềm vui. Đám rước tới ngã ba được chia làm 2 ngả, một đoàn gồm 2 chóe của làng Dộc Trung và Dộc Đông đi về đình Trung, còn một đoàn đi về đình Đoài. Khi về đến đình các chóe nước được cẩn thận đưa vào trong hậu cung đình dùng làm nước cúng Thánh.
Là một làng lớn việc quiquy định nơi nào tổ chức "đăng cai" lễ hội được bầu bán thận trọng. Nơi "đăng cai" sẽ là nơi rước kiệu về tập trung để tế lễ vào tối 11/8 và khi đã thành lệ thì sự phân công cũng dễ dàng hơn năm nay thì bên Đoài, năm sau thì bên Trung.
Sáng sớm ngày 11/8 đông đủ các quan viên, phù giá và nhân dân tập trung ở 2 đình để chuẩn bị nghênh rước kiệu. Ba cỗ kiệu bát cống sơn son thếp vàng cùng cờ, quạt, bát bửu đã sẵn sàng. Đã đến giờ quiquy định, trống lệnh nổi lên, bắt đầu xuất phát ở cả 2 nơi. Đường đi của 2 đoàn rước được làng quiquy định cụ thể để tránh gặp nhau. Nhìn đám rước đủ màu sắc của cờ ngũ hành, cờ tứ linh, tán, lọng, quạt, màu rực rỡ của kiệu bát cống, siêu đao bát bửu sơn son thếp vàng được hòa âm trong tiếng nhạc bát âm trầm bổng. Một không khí thật sôi động ở một làng quê thanh bình. Người tham gia lễ hội đủ mọi tầng lớp nhân dân ai lấy hân hoan phấn khởi. Khi cả hai đoàn rước đã tề tựu tại cầu giá ngự lúc này mới là thời điểm đặc biệt của lễ hội, trống lệnh nổi lên cả 3 cỗ kiệu "giao quan" tức là người rước kiệu chạy như bay, 3 cỗ kiệu chạy ngược chiều nhau xoáy thành vòng tròn, đổi chỗ cho nhau... rất náo nhiệt, vui mừng 3 vị thánh "chào nhau" mà không chạm vào nhau cứ như thần linh âm phù vậy. Người dự hội còn gọi hiện tượng này là "kiệu bay" hay "lộn kiệu". Khi đã hết giờ quiquy định vị trí của kiệu nào về chỗ ấy, hạ kiệu nghỉ để các quan viên tổ chức "tế thánh". Tiết mục "giao quan" trong lễ hội tái tạo lại ngày hội quân của đức Thánh trước khi ra trận. Lễ hội được đánh giá là thành công hay không là tùy thuộc vào việc "kiệu giao quan" một cách hoàn hảo, không bị lỗi và người dân quan niệm năm đó mùa màng cây cối tốt tươi, mưa thuận, gió hòa hứa hẹn một năm no ấm.
Sau khi đã tế thánh các kiệu lại được rước lên vai các chàng trai để trở về đình "đăng cai" lễ hội. Kiệu được tập trung tại sân đình, rước bài vị thánh vào hậu cung để tối 11/8 tổ chức tế "cửu Giáp". Lễ vật của tế "cửu Giáp" là 9 mâm sôi và 9 con gà sống tơ. Sau khi tế xong, các quan viên trong làng "thụ phúc" bằng lễ vật đã tế Thánh. Ngày 12/8 dân làng vui mừng đón anh Cả ở làng "Tó" vào nghênh Thánh. Tục "kết chạ" này đã có từ lâu đời, nó được duy trì và kéo dài tới ngày nay. Đây là một phong tục đẹp, nó thể hiện tình đoàn kết, giúp đỡ nhau xây dựng đời sống kinh tế - văn hóa của nông thôn Việt Nam. Ngày 17/8 là ngày bãi tịch, dân làng tổ chức "rước giã" tức là rước kiệu tiễn nhau giã hội. Cả 3 kiệu khởi hành cùng 1 lúc, đoàn "rước giã" cũng đông vui không kém "rước nghênh". Được một nửa đường bên đi tiễn quay trở lại sau khi đã "chào nhau" còn đoàn rước kiệu về đi tiếp về đến đình làng mình. Sau khi trở về các đình tổ chức tế giã hội.
Trong lễ hội làng Dục Nội, dân làng tổ chức các trò chơi, diễn các tích tuồng, chèo, ca trù góp phần cho không khí thêm sôi động.