Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Elizabeth I của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đánh vần, replaced: quí → quý
n đánh vần, replaced: qui định → quy định (2)
Dòng 78:
 
== Tôn giáo ==
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Elizabeth I khi bắt đầu trị vì là các vấn đề [[tôn giáo]]. Nhận biết thần dân muốn nữ hoàng khước từ quyền lực của [[Giáo hoàng]] và ảnh hưởng của [[Tây Ban Nha]], điều này phù hợp với ước nguyện của bà và những quyết sách được đề nghị bởi Sir [[William Cecil]]. Elizabeth cũng biết Giáo hoàng sẽ không chịu công nhận bà là con hợp pháp của Henry VIII và là quân vương của nước Anh.<ref>Somerset, 92.</ref> Vì vậy, nữ hoàng quyết định thành lập một giáo hội Kháng Cách phù hợp với nguyện vọng người dân Anh.<ref name=autogenerated11>Loades, 46.</ref> Năm [[1559]], Quốc hội làm luật thành lập giáo hội theo mô hình của Edward VI, với nhà vua là người đứng đầu giáo hội.<ref name=autogenerated11 /> Dự luật nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ tại [[Viện Thứ dân Anh|Viện Thứ dân]], nhưng gặp chống đối tại [[Viện Quý tộc Anh|Viện Quý tộc]], đặc biệt là từ các Giám mục. Tuy nhiên, may mắn cho Elizabeth, nhiều vị trí Giám mục đang khuyết, kể cả chức vụ Tổng Giám mục thành Canterbury.<ref>"It was fortunate that ten out of twenty-six bishoprics were vacant, for of late there had been a high rate of mortality among the episcopate, and a fever had conveniently carried off Mary's Archbishop of Canterbury, [[Reginald Pole]], less than twenty-four hours after her own death". Somerset, 98.</ref><ref>"There were no less than ten sees unrepresented through death or illness and the carelessness of 'the accursed cardinal' [Pole]". Black, 10.</ref> Điều này giúp các thành viên Viện Quý tộc ủng hộ Kháng Cách chiếm đa số phiếu khi biểu quyết. Đạo luật Đồng nhất (''Act of Uniformity'') được nữ hoàng phê chuẩn năm [[1559]], quiquy định việc sử dụng Sách Cầu nguyện chung theo đức tin Kháng Cách trong các nhà thờ.<ref>Somerset, 101–103.</ref> Bí tích Thánh thể của Giáo hội Công giáo bị bác bỏ. Nữ hoàng nhận danh hiệu "Thống đốc Tối cao của Giáo hội Anh" thay vì "Đầu của Giáo hội".
 
Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1559 buộc tất cả viên chức công phải chấp nhận quyền kiểm soát của nhà vua trên giáo hội. Nhiều Giám mục từ chối ủng hộ lập trường của Elizabeth bị bãi chức và được thay thế bởi những chức sắc ủng hộ nữ hoàng. Bà bổ nhiệm Hội đồng Tư vấn mới, không còn có sự hiện diện của các thành viên Công giáo. Dưới triều Elizabeth, tình trạng chia rẽ và tranh chấp do bè phái giảm thiểu đáng kể. Cố vấn trưởng của nữ hoàng, Sir William Cecil, đảm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao, và Sir Nicholas Bacon làm Quan Chưởng ấn.
 
Nhiều tín hữu Công giáo, nhất là ở châu Âu đại lục, xem Elizabeth là dị giáo. Ngày [[25 tháng 3]] năm [[1570]], Giáo hoàng [[Giáo hoàng Piô V|Pius V]] ra chỉ dụ ''Regnans in Excelsis'' phạt vạ tuyệt thông Elizabeth và gọi là bà là "nữ hoàng tiếm vị".<ref>[http://tudorhistory.org/primary/papalbull.html POPE PIUS V'S BULL AGAINST ELIZABETH (1570)]</ref> Chỉ dụ này, trên lý thuyết giải phóng người Công giáo tại Anh khỏi nghĩa vụ trung thành với Elizabeth, lại khiến giáo hội Anh liên kết chặt chẽ với vương quyền và đặt người Công giáo tại Anh vào tình huống khó khăn<ref>Hogge, 46–47.</ref>
<br {{clear="all">}}
 
== Hôn nhân ==
Dòng 107:
 
Năm [[1569]], những người chủ mưu vụ Nổi dậy ở phương Bắc âm mưu giải thoát Mary và lập kế hoạch cho bà kết hôn với Thomas Howard, Công tước xứ Norfork. Elizabeth cho bắt giam Howard. Năm [[1570]], xảy ra vụ mưu phản do Ridolfi cầm đầu nhằm ám sát Elizabeth để tôn Mary lên ngôi. Đến năm [[1586]] xảy ra vụ mưu phản Babington. Lúc đầu, Elizabeth chống lại chủ trương xử tử hình Mary, nhưng đến cuối năm nữ hoàng chịu nhượng bộ trước áp lực của triều thần. Ngày [[8 tháng 2]] năm [[1587]], Mary bị [[chém đầu]] tại Lâu đài Fotheringhay, Northamptonshire.<ref>Guy, 1–11.</ref>
<br {{clear="all">}}
 
=== Tây Ban Nha ===
Dòng 154:
== Di sản ==
[[Tập tin:Funeral Elisabeth.jpg|nhỏ|phải|300px|Đám tang của Elizabeth năm [[1603]]]]
Dù than khóc tiếc thương, dân chúng cảm thấy nhẹ nhõm khi nữ hoàng qua đời.<ref name="Ld">Loades, 100.</ref> Sự xuất hiện một thế hệ lãnh đạo mới mang đến những tín hiệu tốt ban đầu với nỗ lực kết thúc cuộc chiến chống Tây Ban Nha năm [[1604]] và cắt giảm thuế. Mãi cho đến năm [[1612]] khi Robert Cecil qua đời, chính sách của triều đình không có nhiều thay đổi so với trước đây.<ref>Willson, 333.</ref> Tuy vậy, triều đại James I không được lòng dân khi nhà vua giao trọng trách cho những người thân tín; đến [[thập niên 1620]], dân chúng bắt đầu nhớ về Elizabeth với sự tiếc nuối.<ref name=autogenerated7>Somerset, 726.</ref> Nữ hoàng được tôn vinh như là một nữ anh hùng đấu tranh cho chính nghĩa Kháng Cách và là nhà lãnh đạo một thời kỳ hoàng kim, trong khi họ xem James là người ủng hộ Công giáo, dưới tay là đám triều thần thối nát.<ref>Strong, 164.</ref> Trong những năm cuối đời, hình ảnh huy hoàng của Elizabeth được tô điểm rực rỡ hơn, những khó khăn kinh tế, quân sự và tình trạng phân hóa được xem là những vấn nạn nhất thời và thanh danh của nữ hoàng càng lên cao. Triều đại Elizabeth được lý tưởng hóa để trở thành một thời kỳ mà hoàng gia, giáo hội và quốc hội hoạt động hài hòa trong sự cân bằng quyền lực được quiquy định bởi hiến pháp.<ref>Dobson and Watson, 257.</ref>
 
Hình tượng của Elizabeth được miêu tả bởi những người Kháng Cách ngưỡng mộ bà từ [[thế kỷ 17]] gây nhiều ảnh hưởng và có giá trị lâu dài.<ref>Haigh, 175, 182.</ref> Ký ức về nữ hoàng trở nên sống động khi xảy ra chiến tranh chống [[Napoléon Bonaparte|Napoleon]], lúc ấy nước Anh đang cận kề họa ngoại xâm.<ref>Dobson and Watson, 258.</ref> Trong thời kỳ [[Victoria của Anh|Victoria]], huyền thoại Elizabeth hội nhập dễ dàng vào ý thức hệ của đế chế.<ref name="Ld" /><ref>The age of Elizabeth was redrawn as one of [[chivalry]], epitomised by courtly encounters between the queen and sea-dog "heroes" such as Drake and Raleigh. Some Victorian narratives, such as Raleigh laying his cloak before the queen or presenting her with a potato, remain part of the myth. Dobson and Watson, 258.</ref> Đến giữa [[thế kỷ 20]], Elizabeth trở nên biểu tượng lãng mạn cho tinh thần dân tộc chống lại hiểm họa ngoại bang.<ref>Haigh, 175.</ref><ref>In his preface to the 1952 reprint of ''Queen Elizabeth I'', J. E. Neale observed: "The book was written before such words as "ideological", "fifth column", and "cold war" became current; and it is perhaps as well that they are not there. But the ideas are present, as is the idea of romantic leadership of a nation in peril, because they were present in Elizabethan times".</ref> Các sử gia trong giai đoạn này như J. E. Neale (1934), và A. L. Rowse (1950) xem triều đại Elizabeth là thời kỳ hoàng kim của sự tiến bộ.<ref>Haigh, 182.</ref>