Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phổ (quốc gia)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n →‎Lịch sử nước Phổ (1786 - 1850): đánh vần, replaced: Qui định → Quy định
Dòng 213:
Ông trở thành một vị vua lãng mạn bảo thủ, ông tin vào thần quyền của Nhà vua.<ref>R. Larry Todd, ''Mendelssohn and his world'', trang 145</ref> Ông thi hành chính sách [[phản động]], chống cải cách.<ref name="Bell130"/> Ông là một trong những người đã tạo ra một tinh thần bảo thủ ở châu Âu từ sau làn sóng Cách mạng năm 1848 cho đến khi chế quân chủ Đức sụp đổ vào năm 1918. Vào năm 1848 những người theo chủ nghĩa tự do có một cơ hội khi [[Các cuộc cách mạng năm 1848|các cuộc cách mạng bùng nổ khắp châu Âu]]. Vua [[Friedrich Wilhelm IV của Phổ|Friedrich Wilhelm IV]] đã đồng ý triệu tập Quốc hội và thông qua một bản Hiến pháp. Khi [[Quốc hội Frankfurt]] phong Friedrich Wilhelm IV làm hoàng đế của một nước Đức thống nhất, ông từ chối với lý do ông không thể nhận vương miện từ Quốc hội lập ra từ cách mạng mà không được sự ủng hộ của các hoàng gia Đức khác.
 
Quốc hội Frankfurt bị buộc phải giải tán vào năm 1849, và vua Friedrich Wilhelm IV sử dụng quyền lực của mình để ban hành hiến pháp đầu tiên của Phổ vào năm 1849. Bản Hiến pháp bảo thủ này cho phép lập ra hai Nghị viện. Hạ nghị viện, hay Landtag, được bầu ra bởi tất cả những công dân có khả năng đóng thuế. Những người này được chia làm 3 giai cấp, và trọng lượng lá phiếu phụ thuộc vào số tiền họ đóng thuế. Phụ nữ và những người không có khả năng đóng thuế không có quyền bầu cử. QuiQuy định này khiến cho một phần ba số cử tri có thể chọn ra đến 85% số nghị viên, về thực chất là đảm bảo sự thống trị của những người giàu có trong xã hội. Thượng viện, sau được đổi tên là Herrenhaus (tức "Viện Nguyên Lão"), được chỉ định bởi nhà vua. Nhà vua có toàn quyền hành pháp, và các bộ trưởng chỉ phải chịu dưới quyền nhà vua. Kết quả là sự thống trị của giai cấp lãnh chúa, được gọi là Junker, được bảo đảm nguyên vẹn, nhất là ở các tỉnh miền đông.
 
Bên cạnh những chính sách bảo thủ, Quốc vương Friedrich Wilhelm IV cũng có chút ít đóng góp đối với nền văn hóa phương Tây, ông tích cực khuyến khích [[khoa học]] phát triển ở các Trường Đại học.<ref name="Bell130">Jeffrey A. Bell, ''Industrialization and imperialism, 1800-1914: a biographical dictionary'', trang 130</ref> Nhà vua cũng hạ lệnh cho xuất bản một loạt tác phẩm của tiên vương [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]], từ năm [[1846]] cho đến năm [[1857]]. Trong thời kỳ này, một họa sĩ tỉnh Silesia là [[Adolf Menzel]] có vẽ một loạt bức tranh về vua Friedrich II Đại Đế, ví dụ như "Vua Friedrich Đại Đế trong những chuyến thị sát" (1854). Ông trở thành một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của người Đức, ảnh hưởng đến nhiều họa sĩ đương thời. Quốc vương Friedrich II Đại Đế và chủ nghĩa anh hùng của ông ảnh hưởng vô cùng lớn đến nước Đức thời đó.<ref name="autogenerated3"/>