Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Chu Ru”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 57:
Xã hội cổ truyền Chu ru dựa trên cơ sở làng (plei). Phạm vi của làng là một khoảng đất rộng ba, bốn kilômét vuông, gồm: thổ cư, đất trồng trọt, các công trình thủy lợi cùng với rừng núi, sông suối..., có ranh giới tự nhiên như con sông, dòng suối hoặc quả đồi, do các chủ làng (pô plei nay pô plơi) quy ước với nhau và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
 
Rừng, núi, sông, suối thuộc quyền sở hữu công cộng của làng, ai cũng có quyền săn bắn, đánh cá trong khu vực đó. Nhưng thổ cư, ruộng đất ở đây đã dần dần chuyển thành tài sản tư hữu của từng dòng họ, gia đình lớn hay gia đình nhỏ. Từ lâu đã có một thể thức cổ truyền về việc chuyển nhượng quyền sở hữu ruộng đất thay cho khế ước hay giấy tờ hợp pháp. Những người dân làng thuộc hai thế hệ được họp tại thửa ruộng bán, mà thành phần quan trọng là trẻ nhỏ, vì chúng là những nhân chứng trực tiếp của việc chuyển nhượng đất đai đó trong tương lai. Người đứng ra mua đất phải chịu mọi phí tổn của buổi lễ. Chi phí đó gồm các khoản chính như: rượu cần để thết đãi người lớn và thịt gà làm quà cho các em. Ông ta còn phải cung cấp một con vật để tế lễ sau khi đã trả tiền. TichTích trả theo luật lệ cổ truyền ở đây là trâu, bò, chiêng, ché... là những vật ngang giá. Một tảng đá tương đối lớn, được phết máu con vật hiến sinh được chôn ngay tại bờ ruộng đã bàn...
 
Về mặt xã hội, làng Chu Ru thường là một đơn vị cư trú láng giềng. Một làng bao gồm nhiều dòng họ hoặc gồm cả những người khác tộc cùng cư trú.