Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vladimir Ilyich Lenin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: Liên xô → Liên Xô, Viêt → Việt
Dòng 71:
</table><noinclude>
 
'''Vladimir Ilyich Lenin''' ([[tiếng Nga]]: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng ViêtViệt: '''Vla-đi-mia I-lích Lê-nin'''), tên khai sinh là '''Vladimir Ilyich Ulyanov''' ([[tiếng Nga]]: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên '''V. I. Lenin''' hay '''N. Lenin''', có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày [[22 tháng 4]] năm [[1870]], mất ngày [[21 tháng 1]] năm [[1924]]; là một lãnh tụ của phong trào [[cách mạng vô sản]] [[Nga]], là người phát triển [[học thuyết]] của [[Karl Marx]] (1818 - 1883) và [[Friedrich Engels]].
 
Ông sinh tại làng Gorki, [[Ulyanovsk|Simbirsk]], nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là '''Vladimir Ilyich Ulyanov'''. Lenin là người tổ chức [[Đảng Cộng sản Liên Xô]] và thành lập nước Nga Xô Viết vĩ đại.
Dòng 137:
Dù Lenin đã ủng hộ và giúp đỡ thành lập một chế độ "[[Dân chủ Xô viết]]," những người phản đối Lenin thuộc cánh hữu, như [[Kautsky]], và thuộc cánh tả như [[Kollontai]], vẫn cho rằng ông thủ tiêu sự giải phóng [[giai cấp công nhân|giai cấp vô sản]] và nền dân chủ (quyền kiểm soát của công nhân thông qua các [[Xô viết|Xô Viết]] hay các [[hội đồng công nhân]]). Có người cho rằng đây là hành động mở đường cho [[chủ nghĩa cộng sản#Chủ nghĩa Stalin|chủ nghĩa Stalin]] sau này. Dù nhiều cơ quan và chính sách do [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] lập ra và sử dụng như [[cảnh sát mật]], [[trại lao động]], và việc hành quyết các đối thủ chính trị vốn bị chỉ trích nặng nề cũng đã được sử dụng dưới tới cầm quyền của Lenin, các kỹ thuật đó cũng thường được chế độ Nga hoàng sử dụng từ lâu trước thời Lenin, và cũng từ lâu đã là các phương tiện tiêu chuẩn để đối phó với bất đồng chính trị ở nước [[Nga]]. Tuy nhiên, theo Stephane Courtois mức độ sử dụng có khác nhau; số tù nhân chính trị bị hành quyết trong vài tháng đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90 năm cầm quyền của chế độ Nga hoàng.<ref>{{chú thích sách|author=Stephane Courtois, et. al|title=The Black Book of Communism|publisher=Harvard University Press|năm=1999|isbn=0-674-07608-7}}</ref> Tuy nhiên, "thực tế" này, hiện vẫn đang bị tranh cãi. Cũng cần nhớ rằng tỷ lệ các hoàn cảnh dẫn tới những phản ứng của người Bolshevik cũng khác rất xa: một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến tranh thế giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn quân chủ chuyên chế, một lực lượng đối lập sẵn sàng hy sinh để lật đổ chính quyền Bolshevik,... Hơn nữa, Trotsky tuyên bố rằng một "con sông máu" chia tách Lenin khỏi những hành động của Stalin bởi vì Stalin đã hành quyết nhiều đồng chí cũ của Lênin cũng như những người ủng hộ họ, trong nhóm [[Đối lập cánh Tả]]. Trong số này có cả chính Trotsky.
 
Quan điểm của [[Chủ nghĩa Lenin|những người theo chủ nghĩa Lenin]] về cách mạng đòi hỏi một bộ máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực hành chính vào tay một [[đất nước của công nhân]]. Từ mùa xuân năm [[1918]], Lenin đã vận động đặt những cá nhân có trách nhiệm vào cương vị đứng đầu mỗi nhà máy, trái ngược lại hầu hết các quan điểm về sự tự quản của công nhân, nhưng hoàn toàn cần thiết cho hiệu quả sản xuất và về mặt chuyên môn. Như S.A. Smith đã viết: ''"Tới cuối cuộc nội chiến, không có nhiều nhà máy hoạt động theo những hình thức dân chủ trong quản lý công nghiệp như kiểu các [[hội đồng nhà máy]] từng được cổ động trong năm 1917, nhưng chính phủ cho rằng điều này không phải là vấn đề bởi vì nền công nghiệp đã dựa trên sự sở hữu của một quốc gia công nhân."'' Trong cuộc nội chiến, dân chủ không phải được tập trung bên trong đảng Bolshevik và sau này là [[Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô|Bộ Chính trị]] của Đảng cộng sản Liên .
 
Để bảo vệ chính phủ Bolshevik mới thành lập trước những kẻ phản cách mạng, chính quyền của Lenin đã tạo ra lực lượng cảnh sát mật, [[Ủy ban Đặc biệt toàn Nga|Cheka]], ngay sau cuộc cách mạng. Những người Bolshevik đã lập kế hoạch tổ chức một phiên tòa xét xử Hoàng đế [[Nikolai II của Nga|Nikolai II]] vì những tội ác chống lại nhân dân Nga, nhưng vào tháng 8 năm 1918 khi [[Bạch vệ]] tiến về [[Yekaterinburg]] (nơi gia đình Nikolai II đang bị cầm giữ), [[Sverdlov]] đã nhanh chóng ra quyết định hành quyết Nikolai II và cả gia đình để quân Bạch vệ không thể giải thoát cho họ. Sau này Sverdlov đã thông báo với Lenin về vụ hành quyết, Lenin đồng ý rằng đó là một quyết định đúng đắn, bởi vì những người Bolshevik không muốn để Hoàng gia trở thành một biểu tượng của Bạch vệ. Tuy nhiên, có những nhà sử học người Nga đã cho biết, ông không tán thành với việc những người Bolshevik hành hình Nikolai II, vì ông cho rằng sau khi chế độ quân chủ không còn nữa, Nga hoàng nên được đưa ra tòa án để xét xử. Cháu gái Lenin - Olga Ulianova cũng nói: ''"Bác Volodya làm cách mạng Bolshevic không phải để giết vua Nga. Lenin chỉ muốn thay thế hệ thống tư bản chủ nghĩa ở nước Nga bằng chế độ xã hội chủ nghĩa"''.<ref>{{chú thích báo|url=http://vietbao.vn/The-gioi/Co-mot-Lenin-khac/65128794/421/|title=Có một Lenin khác...|date=2008}}</ref>